Triệu chứng bệnh suy tim: Cách phát hiện và điều trị hiệu quả

Bệnh suy tim thường được chia thành 4 giai đoạn, tương ứng với 4 mức độ bệnh

Có dấu hiệu nào giúp phát hiện sớm bệnh suy tim?

Hỏi đáp về suy tim cùng chuyên gia tim mạch

Thiếu máu cơ tim dùng thuốc Vastarel MR có tốt không?

Bị hẹp van động mạch chủ nặng có cần phải phẫu thuật không?

Bài viết dưới đây là giải đáp của ThS.BS. Nguyễn Đình Hiến, Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn về các thắc mắc chung của nhiều người bệnh có liên quan tới bệnh suy tim:

Bệnh suy tim có những dấu hiệu nào? 

Các dấu hiệu cơ bản thường gặp của bệnh suy tim là người bệnh giảm khả năng gắng sức. Ví dụ như khi leo cầu thang, đi bộ, người bệnh suy tim có thể cảm thấy mệt mỏi hơn. 

Người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi về đêm. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp người bệnh có biểu hiện đánh trống ngực, phù nặng 2 chi dưới.

Người bệnh suy tim thường hay bị khó thở, mệt mỏi về đêm

Người bệnh suy tim thường hay bị khó thở, mệt mỏi về đêm

Từng giai đoạn suy tim có biểu hiện như thế nào? 

Theo phân loại của Hội Tim mạch Hoa Kỳ, bệnh suy tim được chia làm 4 giai đoạn: A, B, C, D. Với giai đoạn C và D, người bệnh xuất hiện triệu chứng tổn thương cấu trúc tim, biểu hiện triệu chứng rõ rệt trên lâm sàng.

Theo phân loại của Hội Tim mạch New York, bệnh suy tim có thể được chia làm 4 độ như sau:

- Độ 1: Người bệnh không có triệu chứng, không bị hạn chế hoạt động thể lực.

- Độ 2: Người bệnh có triệu chứng trên lâm sàng, khó thở ở mức độ nhẹ khi tiến hành các hoạt động thể lực, các hoạt động hàng ngày có thể bị hạn chế nhưng chỉ ở mức độ rất ít.

 

- Độ 3: Khó thở khi người bệnh thực hiện các hoạt động thể lực hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang… Ví dụ như người bệnh trước đây có thể đạp xe 2km mà không gặp phải triệu chứng gì, nhưng giờ đạp xe khoảng 1km đã xuất hiện triệu chứng mệt, khó thở. Tóm lại, suy tim độ 3 được xác định khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi người bệnh gắng sức ở mức độ nhẹ, ảnh hưởng tới các hoạt động thể lực khá nhiều.

- Độ 4: Triệu chứng khó thở xuất hiện kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi.

Có thể thấy, Hội Tim mạch New York đã phân loại độ suy tim dựa trên chức năng. Độ 1 là người bệnh không có hạn chế hoạt động thể lực. Độ 2 là người bệnh có hạn chế rất nhỏ với các hoạt động thể lực thường ngày. Độ 3 là người bệnh có hạn chế nhiều với các hoạt động thể lực hàng ngày, xuất hiện triệu chứng khi gắng sức, khi vận động. Độ 4 là các triệu chứng xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi. Vì vậy, khi người bệnh có triệu chứng trên lâm sàng, thường họ đã rơi vào suy tim độ 3, độ 4.

Lưu ý khi chăm sóc người suy tim giai đoạn cuối

Ngay cả khi được điều trị và theo dõi tối ưu, người bệnh suy tim giai đoạn cuối vẫn sẽ biểu hiện các triệu chứng như khó thở liên tục, các dấu hiệu giảm cung lượng tim như ý thức suy giảm, người bệnh có dấu hiệu sụt cân…

Người nhà cần theo dõi tình trạng cơ năng của người bệnh như khó thở, cân nặng của người bệnh, thể tích nước tiểu, tình trạng phù hay không phù… để quyết định đưa người bệnh đến cơ sở y tế.

 

Trên đây là những giải đáp các thông tin cơ bản về bệnh lý suy tim. Nếu còn thắc mắc, hãy gọi về số 0981.238.219 để được các chuyên gia tư vấn cho bạn.

TPBVSK Ích Tâm Khang - Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

TPBVSK ÍCH TÂM KHANG hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp; Giảm cholesterol máu, nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch cho người bệnh tim mạch (tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành, suy tim…).

Hiệu quả của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu (Canada) đăng tải năm 2014.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Ich-Tam-Khang

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.219

Địa chỉ: Số 19A/126 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị