Mách bạn cách phòng ngừa bạch hầu trước khi dịch bùng phát

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu

Nhận biết sớm bệnh bạch hầu với những dấu hiệu này

Bệnh bạch hầu là gì và nó nguy hiểm như thế nào?

Tiêm vaccine gì để phòng bệnh bạch hầu?

Bình Phước: Thêm 2 xã xuất hiện bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng vi khuẩn nghiêm trọng ảnh hưởng đến màng nhầy của cổ họng và mũi. Bệnh dễ dàng lây lan từ người này sang người khác, nhưng có thể được phòng ngừa thông qua việc tiêm vaccine. 

Vi khuẩn có tên gọi Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch hầu. Bệnh có thể lây lan khi người bệnh hắt hơi, ho, xì mũi... hoặc khi bạn tiếp xúc với các vật dùng như cốc, khăn giấy họ đã sử dụng. 

Cách phòng ngừa bạch hầu như thế nào?

Tiêm phòng cách hiệu quả để phòng ngừa bạch cầu  

Bạch hầu là một tình trạng nghiêm trọng, nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến thận, hệ thần kinh và tim.

Để chủ động phòng tránh bệnh bạch hầu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

-  Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu đủ mũi tiêm và đúng lịch.

-  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi.

- Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày.

- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

-  Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

-  Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

-  Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Tiêm chủng vaccine (SII hoặc ComBe Five) trong chương trình “Tiêm chủng mở rộng”:
Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi
Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng
Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng
Mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi

Triệu chứng tiêu biểu của bạch hầu

Dấu hiệu của bệnh bạch hầu thường xuất hiện trong vòng 2-5 ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Các triệu chứng nhẹ tương tự như cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, có trường hợp lại không gặp bất kì triệu chứng nào.

Triệu chứng dễ thấy và phổ biến nhất của bệnh bạch hầu là một lớp phủ dày, màu xám trên cổ họng. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

- Sốt

- Ớn lạnh

- Các tuyến bị sưng ở cổ, ho lớn, đua họng, da xanh, khó chịu…

Các triệu chứng khác có thể xảy ra khi bệnh bạch cầu phát triển, bao gồm: Khó thở, nói lắp, dấu hiệu sốc, như da nhợt nhạt và lạnh, đổ mồ hôi và nhịp tim nhanh.

Ở khu vực môi trường vệ sinh kém hoặc sống ở khu vực nhiệt đới sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu cao, gây loét  và đỏ ở vùng bị ảnh hưởng. Tình trạng lây nhiễm bạch hầu đang trở thành mối lo ngại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Vì vậy, bạn hãy trang bị đầy đủ kiến thức phòng ngừa bệnh dịch và đến bệnh viện gần nhất nếu phát hiện các triệu chứng của bạch hầu.

Lê Tuyết H+ ( (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn