Giáo sư Harvard: "Chúng ta đang biến trẻ thành người máy"

Nhiều cha mẹ thường không dành thời gian và nói chuyện với con trẻ

Học cách trò chuyện với con

Cách trò chuyện với con từ những tháng đầu đời

Ngày Sức khỏe Thế giới: Hãy cùng trò chuyện để phòng chống trầm cảm!

Cách giúp trẻ thông minh hơn: Hãy nói chuyện nhiều hơn

Cuốn sách "Nghệ thuật nói chuyện với trẻ em" (The Art of Talking to Children) của Giáo sư tâm lý học Đại học Harvard Rebecca Rolland là một hướng dẫn để cha mẹ thay đổi cách trò chuyện hàng ngày với con trẻ, từ đó khuyến khích sự sáng tạo và củng cố mối quan hệ gia đình. Để hiểu hơn về nội dung của cuốn sách này, trang EL PAÍS đã có cuộc trò chuyện cùng Giáo sư Rebecca Rolland.

Giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard Rebecca Rolland

Giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard Rebecca Rolland

+ Tại sao cha mẹ cần có một cuốn sách hướng dẫn nói chuyện với trẻ em?

Tất cả cha mẹ đều muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Và họ sẽ cố gắng hết sức để làm điều đó như: Cùng trẻ đến các hoạt động, cùng trẻ làm bài tập về nhà, tham dự các sự kiện nhà trường tổ chức với con... Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại bỏ qua "chìa khóa" quan trọng cho sức phát triển của trẻ là những cuộc trò chuyện hàng ngày. Thông thường, cha mẹ lặp đi lặp lại những câu hỏi quen thuộc như: Lịch trình trong ngày, những nơi con đã đến... Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, nếu cha mẹ biết tận dụng những cuộc trò chuyện này và biến chúng thành những cơ hội tuyệt vời để học hỏi, phát triển khả năng sáng tạo cũng như củng cố mối quan hệ thì cuộc trò chuyện sẽ hiệu quả hơn. Và tôi hy vọng cuốn sách hướng dẫn này có thể giúp các bậc cha mẹ làm được điều đó.

+ Tính đến nay, đã 50 năm kể từ khi cuốn sách Momo của Michael Ende được xuất bản. Khi đọc cuốn sách đó, nó giống như một điểm báo về nhiều điều mà chúng ta đang trải qua ngày hôm nay. Vậy bà cho rằng "kẻ" nào đang đánh cắp thời gian của trẻ em ngày nay?

Có rất nhiều thứ "đánh cắp" thời gian của trẻ em. Đầu tiên là cha mẹ lấp đầy lịch trình của trẻ với rất nhiều việc khác nhau. Thay vì trò chuyện với con xem chúng mong muốn gì, cha mẹ lại cố nhồi nhét chúng vào các trải nghiệm và không cho trẻ thời gian để suy nghĩ. Cha mẹ đang biến trẻ thành những người hành động như người máy, không được sáng tạo và làm theo sở thích của mình.

Thứ 2, nhiều trẻ tập trung quá nhiều thời gian vào việc sử dụng mạng xã hội và các thiết bị điện tử. Với sự phát triển như hiện nay, việc trẻ tiếp xúc với công nghệ có thể sẽ mang đến những kiến thức hữu ích nhưng cần có sự quản lý thời gian chặt chẽ từ cha mẹ. Tôi biết một đứa trẻ chỉ tương tác qua mạng xã hội. Và tôi nghĩ, cha mẹ không thể để trẻ đánh mất những trải nghiệm ngoài thực tế khi còn nhỏ và chỉ để cuộc sống của chúng tập trung vào những thứ chúng thích.

+ Trong cuốn sách "Nghệ thuật nói chuyện với trẻ em", bà nhấn mạnh rằng xã hội muốn trẻ em lớn quá nhanh, đây có phải một "triệu chứng" của cách chúng ta đang sống không?

Hiện tại, chúng ta đang sống trong một nền văn hóa rất chú trọng đến hiệu suất và kết quả. Nhiều cha mẹ muốn con phù hợp với một khuôn mẫu hoàn hảo, toàn diện. Cha mẹ thường lo lắng về việc trẻ bị tụt lại phía sau, nhưng điều quan trọng phải hiểu rằng sự phát triển của trẻ diễn ra theo từng giai đoạn. Vì vậy, nếu cha mẹ gây nhiều áp lực ngay từ đầu, trẻ có xu hướng rơi vào tình trạng lo lắng và căng thẳng vì chưa sẵn sàng cho những việc cha mẹ đưa ra. Do đó là cha mẹ cần hiểu và tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ.

+ Trong sách bà có đề xuất nên dành thời gian để tạo ra những cuộc trò chuyện sâu sắc với trẻ. Vậy kiểu trò chuyện này giúp gì cho sự phát triển của trẻ?

Việc cha mẹ dành thời gian trò chuyện với con trẻ là rất quan trọng. Những cuộc trò chuyện hiệu quả sẽ tạo ra sự thay đổi tích cực trong cách trẻ phát triển. Khi nói chuyện với con đó là lúc cha mẹ giúp trẻ suy nghĩ và đưa ra những phản ánh, nếu lên quan điểm riêng liên quan đến vấn đề đang đề cập đến. Theo thời gian, điều này sẽ tạo cho trẻ sự tự tin, khả năng sáng tạo và phản ứng nhanh với mọi tình huống. Tôi nghĩ bây giờ cha mẹ đang ở trong một cuộc "khủng hoảng" đối thoại. Trẻ em cảm thấy cô lập, đôi khi chán nản hoặc căng thẳng và điều cha mẹ cần làm tạo ra những khoảnh khắc trò chuyện thân mật để có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn đó.

+ Làm thế nào cha mẹ có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc trò chuyện của mình với con?

Thật tuyệt vời khi được nói chuyện với trẻ em trong 5 hoặc 10 phút, vài lần một ngày. Bất kể con bạn bao nhiêu tuổi, cha mẹ hãy dành thới gian ngồi cạnh và quan sát trẻ. Bằng cách đó, cha mẹ sẽ biết được con thích gì, đang quan tâm và không quan tâm điều gì. Có thể một đứa trẻ đang chơi với những viên sỏi và một thiếu niên đang chơi trò chơi điện tử. Và sau đó cha mẹ đặt câu hỏi liên quan về sở thích này.

+ Cha mẹ đã biết cách lắng nghe chưa?

Tôi nghĩ rằng lắng nghe chắc chắn là một trong những thách thức quan trọng nhất với các bậc cha mẹ. Thường thì nhiều cha mẹ không lắng nghe tốt hoặc chưa suy nghĩ thấu đáo và cũng ít khi dạy trẻ về việc lắng nghe người khác. Đôi khi, cha mẹ nghĩ rằng đang lắng nghe, nhưng thực sự tâm trí lại đang ở một nơi khác. Nếu bạn dạy trẻ lắng nghe, chúng sẽ có khả năng lắng nghe bạn bè, cha mẹ và giáo viên tốt hơn. Bằng cách này, cha mẹ có thể tạo ra một nền văn hóa giao tiếp rộng lớn hơn.

+ Cách để thu hút sự chú ý của một người không lắng nghe thế nào?

Đầu tiên, bằng cách sử dụng sự hài hước. Nếu tôi nghĩ ai đó không lắng nghe mình, tôi có thể nói điều gì đó ngớ ngẩn không liên quan gì đến cuộc trò chuyện và xem họ mất bao lâu để nhận ra điều đó. Ví dụ, nếu bạn đang nói về bài tập về nhà và đột nhiên nói về những con voi, bạn có thể thử đo xem trẻ mất bao lâu để nhận ra rằng bạn không nói về cùng một chủ đề. Một ý tưởng khác là yêu cầu trẻ lặp lại những gì bạn vừa nói với các câu hỏi như: "Nếu con thực sự đã lắng nghe, hãy cho bố/mẹ biết con đã nghe được những gì?".

Lê Tuyết (Theo EL PAÍS)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ