Cách trò chuyện với con từ những tháng đầu đời

Cha mẹ nên dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, thậm chí từ lúc ẵm ngửa

Làm thế nào để trẻ ngủ ngon giấc, an toàn?

Giữ ấm cho trẻ đúng cách trong thời tiết lạnh

Một vài hiểu lầm thường gặp về bệnh cúm ở trẻ nhỏ

Cảnh giác với bệnh viêm não tự miễn ở trẻ nhỏ

Tầm quan trọng của những tương tác đầu đời

Trẻ vừa chào đời đã sẵn sàng giao tiếp với thế giới, với phương thức đầu tiên là tiếng khóc. Sau đó, trẻ sơ sinh nhanh chóng học được nhiều cách biểu đạt cảm xúc, mong muốn của bản thân. Ví dụ, đến 3 tháng tuổi, đa số các em bé bắt đầu biết cười, ê a, quơ tay chân khi thích thú.

80% sự phát triển của não bộ sẽ diễn ra trong 3 năm đầu đời của trẻ với tốc độ nhanh chóng. Phụ huynh nên tranh thủ trò chuyện, tương tác thường xuyên với trẻ trong giai đoạn này. Đây là những viên gạch nền móng để bé sớm phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp.

Dĩ nhiên trẻ nhỏ chưa thể hiểu hay đáp lời cha mẹ ngay lập tức. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể yên tâm rằng bé đang tiếp thu âm thanh nhanh chóng và đây là trải nghiệm đáng giá với bé sau này.

Gợi ý cách trò chuyện với trẻ nhỏ

Cha mẹ, anh chị em trong nhà có thể thử các biện pháp sau để tương tác, giao tiếp với trẻ ngay từ sớm, không cần chờ đến khi trẻ tập nói:

Tường thuật lại các hoạt động trong ngày

trò chuyện với trẻ trong những hoạt động hàng ngày

Trò chuyện với trẻ trong những hoạt động hàng ngày

Đây là một trong những biện pháp dễ thực hiện nhất để trò chuyện với trẻ nhỏ, ngay từ khi trẻ còn ẵm ngửa. Khi thay tã, cho bé ăn, tắm hay đi dạo, cha mẹ có thể nói lại cho con mình đang làm gì, nhìn thấy gì… Các nghiên cứu cho thấy, cha mẹ nên nói chuyện thường xuyên, dùng nhiều từ vựng và cả cử chỉ. Việc làm này có thể giúp trẻ hình thành kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn.

Đọc sách cùng nhau

Nếu cha mẹ muốn tìm kiếm các hoạt động mang tính khoa học hơn, hãy thử đọc sách, mô tả tranh cho con nghe. Phụ huynh nên dùng nhiều ngữ điệu, giọng đọc và âm lượng khác nhau để làm phong phú thêm trải nghiệm của trẻ trong mỗi buổi đọc sách.

Tập đối đáp và làm quen với đồ vật

Với trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên, cha mẹ có thể kích thích từ vựng của trẻ phát triển bằng cách gọi tên các đồ vật xung quanh nhà. Cha mẹ nên đặt những cái tên ngắn gọn, đơn giản nhất; Lặp lại nhiều lần để trẻ ghi nhớ tốt hơn. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi, khuyến khích trẻ đáp lại bằng những tiếng bập bẹ, ê a.

Hát cho con nghe

Hát cho trẻ nghe giúp con sớm phát triển khả năng nghe và cảm thụ

Hát cho trẻ nghe giúp con sớm phát triển khả năng nghe và cảm thụ

Trẻ sơ sinh đã có thể cảm nhận nhịp điệu rất tốt. Vì vậy, hát cho trẻ nghe là cách tuyệt vời để giao tiếp, trò chuyện với con từ những tháng đầu đời. Ngay cả khi bạn hát không hay, đừng lo, bé vẫn thích thú giọng nói của cha mẹ. Người thân trong nhà có thể thêm âm thanh của nhạc cụ, tiếng vỗ tay, búng tay… để trẻ có trải nghiệm đa dạng hơn.

Bắt chước giọng của con

Nếu bé chưa thể nói chuyện, cha mẹ hãy học ngôn ngữ bi bô của con. Khi trẻ phát ra những nguyên âm đơn giản như aa, oo, phụ huynh hãy hào hứng bắt chước với tông giọng giống như trẻ. Cách giao tiếp này không chỉ gây thích thú mà còn khích lệ bé cố gắng lên tiếng nhiều hơn.

Dù dùng biện pháp nào, những cuộc trò chuyện với trẻ trong năm đầu đời là thời gian quý giá và vui vẻ giữa các thành viên trong gia đình. Nếu lo ngại trẻ chậm nói (không sử dụng điệu bộ, không bắt chước âm thanh), phụ huynh nên đưa bé đi khám và can thiệp kịp thời.

 
Quỳnh Trang (Theo Health News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ