TS Nguyễn Thanh Phong: Tôi nhìn Trung Quốc mà mơ

TS Nguyễn Thanh Phong: Tôi nhìn Trung Quốc mà mơ

Quy định GMP thế này thì gây khó cho doanh nghiệp?

Bộ Y tế thúc áp dụng GMP TPCN vào giữa năm tới

Không GMP, doanh nghiệp TPCN Việt sẽ "sống mòn"

Năm 2016, sẽ có quy chế GMP TPCN cho Việt Nam?

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết thêm, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Trung Quốc (Sino FDA) đã có quy định rõ ràng về việc áp dụng Quy chế Thực hành sản xuất tốt GMP TPCN. Thậm chí, họ có phân loại cả “cấp độ” GMP TPCN. Ví dụ như chất lượng cao nhất là do Vụ 3 của Sino FDA cấp chứng nhận và các sản phẩm sản xuất trên dây chuyền do Vụ 3 cấp giấy chứng nhận GMP sẽ được in hình logo lên nhãn mác sản phẩm. Đây là tấm giấy thông hành tốt nhất cho sản phẩm TPCN khi lưu hành tại Trung Quốc.

Trong khi đó, ASEAN lại đặt thời hạn bắt buộc áp dụng GMP tận năm 2021. Thậm chí, trong cuộc họp mới đây, Indonesia lại có ý kiến đề nghị nước này chưa tham gia áp dụng GMP TPCN. Nhưng quan điểm của Việt Nam phải đặt quyền lợi của người tiêu dùng lên trên hết. "Không có lý gì mà nhiều nước có cùng điều kiện như chúng ta áp dụng được mà chúng ta lại không. Đấy là chưa kể đến yêu cầu của hội nhập khiến chúng ta không thể đứng ngoài khi mà thế giới đã áp dụng GMP TPCN từ lâu", TS. Nguyễn Thanh Phong khẳng định.

Cũng theo TS. Phong, GMP TPCN sẽ đảm bảo được chất lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ đồng đều giữa các lô, mẻ. Còn PGS. TS. Trần Đáng lưu ý: Áp dụng GMP TPCN sẽ đem lại 7 lợi ích cho doanh nghiệp. Tất nhiên, điều kiện của nhiều doanh nghiệp của chúng ta chưa cho phép nhưng không phải vì các doanh nghiệp này (dù họ chiếm phần đông) mà chúng ta không làm vì đây là vấn đề mà người tiêu dùng đòi hỏi hoàn toàn chính đáng.

PGS.TS Lê Văn Truyền chia sẻ lại kinh nghiệm áp dụng GMP WHO trước đây với doanh nghiệp dược. Quy chế này từng vấp phải rất nhiều ý kiến “bàn lùi” vào trước năm 1996. Nhưng qua 20 năm, rõ ràng việc mạnh dạn áp dụng GMP WHO với lĩnh vực dược đã cho thấy tính đúng đắn. Ngành dược đã quy hoạch lại được các doanh nghiệp khi có dấu hiệu phát triển nóng cách đây 20 năm.

“Các doanh nghiệp đừng có e ngại GMP TPCN nếu có điều kiện. Chúng ta hội nhập rồi và chúng ta không nâng tầm lên thì chúng ta sẽ thiệt thòi trong cạnh tranh. Khi TPP được Quốc hội thông qua thì chúng ta sẽ phải đón nhận một luồng hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia trong TPP , trong đó có Mỹ, Nhật Bản…”, vị chuyên gia cao cấp về dược học của Bộ Y tế nhấn mạnh.

Đại diện của một số doanh nghiệp cho rằng, họ không cảm thấy quá gấp nếu lộ trình áp dụng GMP TPCN trong 1 - 2 năm tới và nếu nhận được hướng dẫn đầy đủ của cơ quan chức năng trong việc áp dụng quy chế này. Vấn đề là những cái “nếu” ấy được đáp ứng như thế nào mà thôi.

Ví dụ, kèm theo Dự thảo Hướng dẫn GMP TPCN, Cục đã xây dựng tới 5 phụ lục. Doanh nghiệp đồng tình là Hướng dẫn chưa chắc đã cụ thể. Nhưng đến cả 5 phụ lục mà còn quy định chung chung như Dự thảo thì doanh nghiệp biết thực hiện như thế nào?

Hồng Minh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý