Tuyển tình nguyện viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm thuốc trị đái tháo đường

Việt Nam hiện có khoảng trên 3,5 triệu người đang "chung sống" với bệnh đái tháo đường

Kế hoạch chăm sóc người bệnh đái tháo đường: Thông tin cho người nhà

Trị đái tháo đường bằng lá dứa có hiệu quả không?

Tại sao đường huyết 5 giờ sáng tăng cao, điều trị thế nào?

Hẹp mạch vành kèm đái tháo đường có nguy hiểm không?

Nhằm tìm kiếm giải pháp điều trị bệnh hiệu quả, các chuyên gia từ Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đang triển khai nghiên cứu “thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, ngẫu nhiên, mù đôi, nhóm song song, đối chứng với giả dược để xác định tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm Andiabet trong điều trị đái tháo đường type 2”.

Đây là một nghiên cứu khoa học với các dữ liệu thu được từ nghiên cứu sẽ được sử dụng với mục đích khoa học, giúp mang lại lợi ích cho các bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 trong tương lai.

Tình nguyện viên được hưởng những quyền lợi gì?

Khi tham gia nghiên cứu, các tình nguyện viên sẽ được hưởng những lợi ích nhất định khi thuốc có tác dụng giảm đường huyết và cải thiện cấu trúc vi thể của tụy.

Các tình nguyện viên cũng sẽ được các bác sỹ chuyên khoa nội tiết - đái tháo đường của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tư vấn các vấn đề khác liên quan đến chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường type 2.

Ngoài ra, những người tình nguyện tham gia nghiên cứu sẽ được hỗ trợ tiền xét nghiệm cho các xét nghiệm chỉ định, cùng với tiền đi lại cho các lần thăm khám trong nghiên cứu. Thông tin cá nhân của tình nguyện viên sẽ được bảo mật tuyệt đối.

Cách đăng ký tham gia

Tình nguyện viên có thể đăng ký và thăm khám trực tiếp tại Khoa Nội tiết - Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội).

Ngoài ra, bạn cũng có thể gọi điện tới Trung tâm Dược lý lâm sàng theo số điện thoại 024.38523798 - 3188; Qua số điện thoại của nghiên cứu viên chính - PGS.TS. Vũ Bích Nga (0913.544.622) hoặc đăng ký qua email [email protected].

Đái tháo đường là bệnh mạn tính và hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Việc điều trị bệnh chủ yếu tập trung vào kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…

Tuy nhiên, việc kiểm soát bệnh đái tháo đường tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Theo đó, chỉ có hơn 31% người mắc đái tháo đường được chẩn đoán. Trong số những người được chẩn đoán lại chỉ có gần 29% được điều trị.

GS.TS. Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết: “Số người bệnh đái tháo đường được điều trị đã không nhiều, số được điều trị đạt yêu cầu cũng nhỏ. Đây là bức tranh không sáng sủa với tình hình bệnh đái tháo đường ở Việt Nam”.

Dự đoán tới năm 2045, số người mắc đái tháo đường ở Việt Nam sẽ tăng 78,5%, tương đương với gần 6,3 triệu người.

Tỷ lệ người mắc đái tháo đường đang có xu hướng tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Rất nhiều người trong độ từ 25 - 30 tuổi mắc đái tháo đường mà không biết. Đây là căn bệnh có diễn tiến âm thầm nhưng nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trong các bệnh mạn tính không lây.

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội