- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống, tập luyện…
Giải mã bệnh thận đái tháo đường - biến chứng nguy hiểm với hậu quả “khôn lường”
5 nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp
Người bệnh đái tháo đường cần cẩn thận nguy cơ loét bàn chân
Bị đái tháo đường type 2: Nên tập thể dục thế nào để giảm đường huyết?
Dưới đây là những cách giảm đường huyết tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường:
Kiểm soát lượng carbohydrate
Cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate trong thực phẩm thành đường (chủ yếu là glucose). Do đó, bổ sung quá nhiều carbohydrate có thể góp phần gây tăng đường huyết.
Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ khuyến cáo người bệnh đái tháo đường nên theo chế độ ăn ít carbohydrate (low-carb) để giảm đường huyết, kiểm soát đường huyết tốt hơn về lâu dài.
Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
Phụ nữ nên chú ý bổ sung đủ 25gr chất xơ/ngày, trong khi nam giới nên bổ sung đủ 38gr chất xơ/ngày.
Tập thể dục
Tập thể dục có thể giúp hỗ trợ giảm nhanh đường huyết cho người bệnh đái tháo đường type 2, hoặc cho người bệnh đái tháo đường type 1 sau khi tiêm insulin. Nguyên nhân là bởi vận động vừa sức có thể giúp thúc đẩy đưa đường từ máu vào tế bào.
Nhìn chung, tập thể dục có thể làm giảm lượng đường huyết đối với hầu hết người bệnh đái tháo đường. Một nghiên cứu trên 5.000 người bệnh đái tháo đường cho thấy, tập thể dục 10 phút có thể giảm 17% lượng đường huyết với hơn 75% số người tham gia nghiên cứu.
Uống nước
Người bệnh đái tháo đường nên uống nhiều nước khi bị tăng đường huyết
Khi gặp phải tình trạng tăng đường huyết, bạn có thể thấy mình có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này là do cơ thể đang cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, điều này có thể gây mất nước và làm cho các triệu chứng tăng đường huyết thêm tồi tệ.
Do đó, điều quan trọng là bạn cần uống nhiều nước hơn khi bị tăng đường huyết để giữ cho cơ thể đủ nước. Thêm vào đó, uống nước cũng có thể giúp cơ thể tự điều chỉnh và dần giảm lượng đường huyết.
Kiểm soát khẩu phần ăn
Thói quen này sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn, từ đó giúp hạ và kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, ngăn tình trạng đường huyết tăng cao sau ăn.
Một vài mẹo kiểm soát khẩu phần ăn:
- Dùng bát, đĩa nhỏ hơn.
- Tránh ăn buffet.
- Đọc kỹ nhãn sản phẩm để kiểm tra khẩu phần.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
Chọn thực phẩm có chỉ số chuyển hóa đường huyết (chỉ số GI) thấp
Chỉ số GI phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết của một thực phẩm. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên chú ý chọn các thực phẩm có chỉ số GI thấp để làm giảm đường huyết. Các thực phẩm này có thể kể tới như: Lúa mạch, sữa chua, yến mạch, các loại đậu, các loại rau củ (không chứa tinh bột).
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng, stress có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết. Nguyên nhân là bởi các hormone căng thẳng như glucagon và cortisol có thể khiến đường huyết tăng lên.
Tập thể dục, thư giãn, ngồi thiền... có thể giúp giảm căng thẳng, giảm lượng đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.
Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ, mất ngủ... có thể ảnh hưởng xấu tới lượng đường huyết và độ nhạy insulin. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng có thể làm tăng cảm giác thèm ăn vặt, kích thích giải phóng các hormone căng thẳng, khiến bạn khó kiểm soát đường huyết hơn.
Ăn thực phẩm giàu crom và magne
Thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là crom và magne có thể khiến đường huyết tăng cao. Theo đó, crom cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrate và chất béo, trong khi thiếu magne có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Thực phẩm giàu crom bao gồm: Các loại thịt, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây, các loại quả hạch. Trong khi đó, magne có nhiều trong các loại rau lá xanh đậm, cá ngừ, chuối, quả bơ...
Thử dùng giấm táo
Giấm táo có thể giúp làm giảm lượng đường huyết lúc đói, giúp tế bào sử dụng đường trong máu hiệu quả hơn (giúp cải thiện độ nhạy insulin).
Bạn nên pha loãng giấm táo với nước để uống trước bữa ăn, hoặc dùng giấm táo để trộn salad.
Thử dùng quế
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng quế có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin, làm giảm tình trạng đề kháng insulin ở cấp độ tế bào. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy dùng quế giúp giảm lượng đường huyết tới 29%. Theo đó, quế có thể giúp làm chậm sự phân hủy carbohydrate, điều chỉnh quá trình tăng đường huyết sau ăn.
Vi Bùi H+ (Theo Insider/Healthline)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.
Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…
Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn