WHO cảnh báo nguy cơ vaccine ngừa COVID-19 giả

WHO lo ngại vaccine COVID-19 giả khi nhu cầu của toàn thế giới tăng cao - Ảnh minh họa

Bộ Y tế yêu cầu tiếp tục đa dạng hóa nguồn cung vaccine phòng COVID-19

Gần 38.000 người được tiêm vaccine COVID-19, thêm 3 tỉnh sẽ tiêm trong tuần này

Vaccine COVID-19 Spuntnik V của Nga được Việt Nam phê duyệt

Dự kiến cuối tháng 9 sẽ có vaccine COVID-19 “made in Vietnam”

WHO đã kêu gọi mọi người tuân thủ các chương trình tiêm chủng do chính phủ điều hành. TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết bất kỳ loại vaccine nào nằm ngoài các chương trình này đều có thể không đạt tiêu chuẩn hoặc đã bị làm giả, có khả năng gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng toàn cầu, tạo thêm gánh nặng cho các nhóm dân cư và hệ thống y tế vốn đang dễ bị tổn thương.

Cũng theo TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus, một số bộ y tế, các cơ quan quản lý quốc gia… trên toàn thế giới đã nhận được những lời chào mời đáng ngờ về việc cung cấp vaccine COVID-19.

WHO “nhận thức được tình trạng vaccine đang bị chuyển hướng, đưa lại vào chuỗi cung ứng mà không đảm bảo được việc duy trì chuỗi cung ứng lạnh”, TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết. Ông cũng nhấn mạnh thêm rằng một số loại vaccine giả đã được đăng bán trên mạng, chủ yếu là tại các trang “web đen” (dark web).

WHO cho biết cũng đã có những báo cáo về việc các nhóm tội phạm sử dụng lại các lọ vaccine rỗng, nhằm giả mạo chuỗi cung ứng vaccine. Do đó, WHO khuyến khích việc tiêu hủy an toàn các lọ vaccine đã qua sử dụng, nhằm ngăn chặn các nhóm tội phạm tái sử dụng chúng.

TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus yêu cầu các cá nhân, các tổ chức, quốc gia cần cảnh giác với việc buôn bán vaccine đáng ngờ, báo cáo cho cơ quan chức năng quốc gia để nhanh chóng xác định mối đe dọa, bảo vệ niềm tin của mọi người vào vaccine COVID-19.

Được biết, mới đây, WHO đã đưa ra cảnh báo về vaccine COVID-19 giả, được phát hiện tại Mexico vào tháng 2/2021. Loại vaccine bị làm giả được xác định là BNT162b2, vaccine chính hãng do Tập đoàn Dược phẩm Pfizer ở New York (Mỹ) và Công ty Công nghệ sinh học BioNTech ở Mainz (Đức) hợp tác phát triển.

Vi Bùi H+ (Theo Cnbc/Nationalheraldindia)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội