Phát triển được loại vaccine đầu tiên trên thế giới bằng trí tuệ nhân tạo (AI)

Thành tựu này mở ra triển vọng sẽ tạo nhiều loại vaccine tốt hơn với chi phí thấp đáng kể với hiện tại.

Những quan điểm sai lầm về vaccine bạn nên tránh

10 loại vaccine cần thiết cho mọi đứa trẻ

Lần đầu thử nghiệm thành công một loại vaccine cho bệnh viêm xương khớp

Bổ sung probiotics sau khi tiêm vaccine cúm giúp phòng bệnh hiệu quả hơn

Theo trưởng nhóm nghiên cứu giáo sư Nikolai Petrovsky đến từ Đại học Flinder (Australia) cho biết, vaccine cúm được phát triển bởi trí tuệ nhân tạo bằng một chương trình máy tính có tên là SAM. Chương trình được lập trình sẵn cho phần mềm này cách nhận biết vaccine có tác dụng chống lại bệnh cúm hay không. Sau đó, họ tạo một chương trình máy tính khác để tạo ra hàng nghìn tỷ hợp chất ảo.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sử dụng cả hai chương trình này để tổng hợp, so sánh, phân tích và đưa ra những loại thuốc tốt nhất đối với hệ miễn dịch của con người. Ưu điểm của công nghệ AI là không chỉ tăng tốc quá trình nghiên cứu mà còn tìm ra các hợp chất hiệu quả nhất.

"Điều này khẳng định SAM không những xác định được những loại thuốc tốt, trên thực tế loại vaccine mà SAM tìm ra còn tốt hơn những loại vaccine hiện hành" - Giáo sư Nikolai Petrovsky chia sẻ.

Những loại thuốc này cũng được thử nghiệm trên động vật. "Kết quả cho thấy loại vaccine mới này có sức đề kháng rất cao với virus cúm, tốt hơn nhiều lần những loại vaccine đang hiện hành. Hiện, chúng ta chỉ cần chứng minh hiệu quả này trên cơ thể người," trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Giáo sư Petrovsky cũng cho biết, thông thường, để phát triển một vaccine cúm, các công ty lớn sẽ phải trải qua quá trình sàng lọc hàng triệu hợp chất với hàng nghìn người làm việc liên tục trong khoảng 5 năm với chi phí rất lớn. Nếu vaccine tổng hợp từ SAM hiệu quả trên cơ thể người, rất có thể giới y học sẽ rút ngắn hàng thập kỷ trong việc tìm kiếm và phát triển thuốc, cũng như tiết kiệm được hàng trăm triệu USD. 

Nghiên cứu được nhận tài trợ từ Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), và đã bước vào giai đoạn  thử nghiệm kéo dài 12 tháng trên toàn nước Mỹ.

Nhóm nghiên cứu hy vọng, nếu thử nghiệm thành công, vaccine mới này sẽ được thương mại hóa từ năm 2022, góp phần đẩy lùi căn bệnh cúm và có thể áp dụng công nghệ AI để cải thiện hoặc tạo ra nhiều loại vaccine khác ngoài vaccine cúm.




Nguyên Hương H+ (Theo Sciencealert/Xinhua)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn