Người dân Hà Nội ra đường phản đối việc chặt cây xanh
Hà Nội chặt cây rồi mới hỏi ý kiến dân?
Điểm tin 20/3: Treo biển trưng cầu ý dân về việc chặt cây
Đình chỉ hàng loạt cán bộ liên quan vụ chặt hạ cây xanh ở Hà Nội
Hơn 20 câu hỏi về dự án thay thế cây xanh chưa có lời đáp
Trong những ngày qua, cả Thủ đô "mất ăn mất ngủ" vì hàng ngàn cây xanh bị đốn hạ rất nhanh chóng, nhiều hình thức phản đối, gửi kiến nghị lên thành phố đã được thực hiện... Theo một số chuyên gia, việc chặt hạ hàng loạt cây xanh không những gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người mà còn làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Phá cây - hại sức khỏe
Nói về việc chặt cây xanh, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Môi trường, Bộ Y tế cho biết, ở góc độ sức khỏe, chặt cây xanh là điều rất vô lý.
Từ lâu con người và cây xanh có mối quan hệ tương hỗ, cây xanh giúp sản sinh ra oxy (O2), hấp thu các khí độc, khí thải (CO2), giúp điều hòa không khí, nhiệt độ. Mặt khác, tại Hà Nội, mật độ dân cư đông, cùng với lượng khí thải từ nhà máy, xe cộ,… đã làm môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng, nên cây xanh là nhà máy cải tạo chất lượng không khí cho cư dân đô thị bằng cách lọc tất cả bụi có hại cho phổi. Nếu chặt cây sẽ gây ô nhiễm môi trường tác động trực tiếp đến những người sống nơi đô thị chật chội. Ngoài ra, những không gian có cây xanh sẽ mang cảm giác về giá trị sống, sức sống cho con người, giúp cơ thể cảm thấy khỏe khoắn, lạc quan hơn.
Hà Nội còn đâu những hàng cây râm mát như thế này (Ảnh: VnExpress)
Đồng ý kiến với quan điểm trên, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, thiếu cây xanh, hệ hô hấp của con người sẽ bị khí thải độc hại tấn công. Nếu Hà Nội chặt hết cây xanh thì chắc chắn số trẻ và người già nhập viện sẽ gia tăng rất lớn. Vì đây là đối tượng có sức đề kháng kém dễ mắc các bệnh viêm phổi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng... Bên cạnh đó, mùa hè đang tới gần, các tán cây lớn sẽ che bớt ánh sáng mặt trời. Nếu không có cây, chắc chắn số người cấp cứu vì say nắng sẽ tăng lên.
Mỗi cây là một hệ sinh thái nhỏ
Ông Nguyễn Nguyên Cương - Giám đốc Trung tâm Giáo dục & Truyền thông Môi trường cho biết: Mỗi cái cây là một hệ sinh thái thu nhỏ. Vì trên cây còn có chim chóc, ve sầu, tổ kiến, sâu bọ... Chặt một cây là đã phá đi một hệ sinh thái nhỏ; Chặt vài chục cây, vài trăm cây cũng đã thấy khác, đằng này chặt tới gần 7.000 cây. Hậu quả phá vỡ cân bằng sinh thái là điều rất dễ nhìn thấy.
Hàng loạt cây xanh bị đón hạ không thương tiếc
Ngoài ra, cùng lúc mất đi số lượng lớn cây lâu năm, tán rộng sẽ khiến cho nhiệt độ thành phố tăng lên, có khi tăng đến 2 - 3 độ C. Chặt hết cây, trong khi cây mới thì chưa ra cành, ra tán, sẽ không thể có bóng mát và như vậy khi thành phố "trọc lóc", vào mùa hè nắng nóng, có lẽ người dân sẽ không dám ra đường. Thứ nữa, chặt cây sẽ làm cho Hà Nội vốn đã dễ ngập lụt vào mùa mưa, giờ sẽ càng trầm trọng hơn. Bởi khi mưa xuống cành cây, lá cây, rễ cây sẽ giúp tích nước, làm chậm quá trình nước đổ ào xuống. Khi chặt hết cây đi, cây mới trồng chưa kịp ra tán, sẽ không còn gì chắn giữ, nên mưa cứ ào ào trút thẳng xuống, và thoát không kịp.
Tóm lại, chỉ nên chặt hạ và thay thế cây trong trường hợp "bất khả kháng" như héo, chết, không thể cứu vãn. Nếu hỏng cây nào, trồng cây thay thế. Không nên vì một hoặc vài cây hỏng mà chặt trụi cả tuyến phố.
Bình luận của bạn