Độc đáo Lễ hội Rước nước mang về tắm cho Phật

Đoàn rước nước

Thái Lan: Tưng bừng lễ hội té nước Songkran

Sôi động Lễ hội đua xuồng trên sông

Tưng bừng Lễ hội dừa Bến Tre

Độc đáo Lễ hội sumo ở Nhật Bản

Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 27/2 Âm lịch hàng năm, hàng ngàn du khách và người dân ở khắp nơi lại trở về Chùa Báo Ân thuộc làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) để được thả hoa đăng trên dòng sông Mã, xem cảnh người dân rước nước về tắm cho Phật, Mẫu.

Lễ vật được đoàn mang theo khi đi rước nước

Lễ hội rước nước được diễn ra trong 3 ngày từ ngày 27 - 30/2 Âm lịch. Cụ Trịnh Thế Chung (88 tuổi), người cao tuổi nhất làng Bồng Thượng cho biết: Ý nghĩa lễ hội rước nước theo tinh thần nhà Phật đó là nước thể hiện sự sống, nước là mạch nguồn của mọi vật nên nước là tượng trưng cho người mẹ. Tinh thần “uống nước nhớ nguồn” xuất phát trên quan điểm đó, để hướng mọi người luôn phải nhớ cội gốc của chính mình. Thứ nữa, nước chính là tên gọi của quê hương, của đất nước, của dân tộc. Lễ hội rước nước nói lên tinh thần phải luôn tôn trọng yêu mến quê hương đất nước của mình. Có như thế thì xã hội mới phát triển, đất nước mới phồn vinh, dân tộc mới kiên cường.

Đông đảo người dân và du khách thập phương tập trung hai bên bờ sông để theo dõi lễ nghi rước nước

Tối 27/2 (Âm lịch) người dân và du khách mọi nơi đều tập trung tại bến sông Mã trước cổng chùa Báo Ân để được thả hoa đăng và nghe hát đối đáp trên những chiếc thuyền lướt trên sông Mã.

Nét độc đáo nhất trong lễ hội này là vào sáng ngày 28/2 Âm lịch là lễ chính ở chùa Báo Ân đó là lễ hội “Rước nước”. Đoàn người được phân công chuẩn bị, ăn mặc lễ hội “Kiệu Mẫu” qua ngõ Vạn, lên ngõ Chùa, qua Nghè Vẹt lên chân núi Báo qua nền Trời đất, sang khe Mang cá đến nền “Rước bóng” về chùa. 

Chiếc thuyền rồng lớn nhất trong 5 chiếc đi rước nước

Đoàn người rước kiệu Mẫu xong là đến phần “Rước nước”, trên bến Báo Ân đã tập kết 5 chiếc thuyền gồm: Thuyền đi đầu là thuyền Rồng lớn gọi là thuyền Phật lấy nước, thuyền thứ hai là thuyền Mẫu rất lớn, thuyền Rồng thứ 3 là thuyền các cô, các cậu, thuyền thứ 4 nhỏ hơn là thuyền chỉ huy, thuyền thứ 5 là thuyền giám sát việc lấy nước.

Trên 3 thuyền rộng lớn mỗi thuyền có từ 8 đến 10 thủy thủ chèo thuyền: Chiếc đầu tiên trở lọng vàng, cờ quạt, 12 nữ mặc áo tứ thân; đi hài trắng, trâm cài, đầu đội các mâm hoa quả, bình sứ hình quả bầu dục để đựng nước. Thuyền thứ 2 gọi là thuyền cô “ba Thoải” gồm các nữ ăn mặc lễ hội hát múa. Trên thuyền có phường bát âm đánh nhạc làm nền cho giọng hát, điệu múa. Số người có trên 5 chiếc thuyền có khoảng 90 đến 100 người.

Đoàn rước nước phải chạy 3 vòng quanh vịnh Quần Tiên mới được chạy thẳng đến Đá Ông để rước nước về

Đoàn thuyền phải lượn 3 vòng quanh vịnh Quần Tiên trước khi chạy thẳng ra ra giữa sông Mã, qua hòn đá Bàn, vượt hòn đá Ngốc, rẽ lái sang ngang mới đến được Đá Ông để rước nước Tiên trở về. Đến hòn Đá Ông, thì cắm nêu dừng thuyền, gạn đục, khơi trong rồi mời múc nước đổ vào bình. Nước này mang về thờ đến 12 giờ đêm ngày 1/3 thì mới mang ra tắm cho Phật. Số còn lại dùng dần cho đến lễ hội sang năm.

Cũng tại đây, nhiều người dân đã mang bình theo để lấy nước tiên về dâng lên bàn thờ tổ tiên cầu mong cho một năm mùa màng bội thu, vạn sự tốt lành.

Nước tiên đã được lấy đầy bình để dùng cho đến lễ hội sang năm
Người dân cũng tranh thủ lấy nước tiên về để lên bàn thờ
Nước tiên đã được rước về

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa