Tăng sắc tố da có thể do gene di chuyển
Có những phương pháp điều trị tăng sắc tố da nào?
Cẩm nang chăm sóc da: 3 loại tăng sắc tố da thường gặp
Xóa mờ đốm nâu và nám da: 7 bước đơn giản, khoa học
Mới 20 tuổi đã bị nám da, sạm da: Cách chữa thế nào?
Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây tăng sắc tố da, nám da, sạm da chủ yếu bao gồm:
- Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ. Tia UV từ mặt trời gây tổn hại cho da bằng cách làm yếu các sợi collagen và làm thay đổi ADN, nó cũng ngăn ngừa tế bào gốc sửa chữa da. Tia UV có thể tạo ra nhiều các gốc tự do gây tổn thương DNA và ung thư da. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ gây ra sự giải phóng melanin, gây sạm, nám da.
- Mụn trứng cá có thể để lại đốm nâu, tím hoặc đỏ và/hoặc sẹo.
- Các vấn đề về da như chàm, bệnh vẩy nến hoặc viêm da.
- Sự mất cân bằng hoặc thay đổi hormone, chẳng hạn như trong khi mang thai hoặc mãn kinh.
- Các bệnh như rối loạn tự miễn, bệnh tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa và thiếu hụt vitamin làm tăng chứng viêm, đặc biệt là ở các mạch máu trong da.
- Hút thuốc lá.
- Dùng một loại thuốc nhất định gây tăng nhạy cảm với ánh sáng, hoặc do tiếp xúc với hóa chất/chất độc.
- Chế độ ăn thiếu chất hoặc ăn nhiều thực phẩm gây viêm như đường, ngũ cốc tinh chế, natri và các chất phụ gia hóa học.
- Da bị tổn thương do cạo râu, nhổ lông, xăm, bỏng, dị ứng, vết cắt…
- Tuổi già.
- Di truyền học.
Để ngăn ngừa, giảm tăng sắc tố da, bạn nên hạn chế các yếu tố nguy cơ kể trên (trừ yếu tố tuổi già và di truyền học). Dưới đây là các mẹo chăm sóc da cơ bản, dễ thực hiện, giúp ngăn ngừa, giảm tăng sắc tố da hiệu quả:
Bình luận của bạn