Động kinh - Một nguy cơ tiềm tàng khác của trẻ bị virus Zika

Trẻ bị virus Zika có nguy cơ bị động kinh cao

Tìm hiểu về hội chứng động kinh nghiêm trọng nhất ở trẻ

Trẻ hay nhìn chằm chằm về phía trước và không tập trung có phải động kinh?

Bệnh Alzheimer có thể là nguyên nhân gây động kinh

Mẹ thừa cân - con dễ bị động kinh

TS. Daniel Pastula, TS. Marshalyn Yeargin-Allsopp và TS. Rosemarie Kobau cho biết, trong số nhóm 48 trẻ sinh ra ở Brazil nhiễm virus Zika thì có tới 50% trẻ bị co giật lâm sàng.

Cả ba vị tiến sỹ này đều đã nghiên cứu về virus Zika tại CDC, đồng thời viết một bài luận về mối liên hệ giữa động kinh do virus Zika và công bố trực tuyến vào ngày 17/4 trên Tạp chí JAMA Neurology.

Virus Zika chủ yếu được lây truyền qua đường muỗi đốt và ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đối với phụ nữ mang thai. Trong trường hợp này, virus Zika có thể gây ra các dị tật bẩm sinh sinh lý nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là hội chứng đầu nhỏ. Hàng ngàn trường hợp như vậy đã xảy ra ở Nam Mỹ, nhất là ở Brazil. Không may thay, các dị tật và bệnh tật khác ở trẻ liên quan đến virus Zika lại càng ngày càng phát triển. Trong đó có bệnh động kinh.

Theo CDC, ngoài 48 trẻ nêu trên, cũng có 7 trong số nhóm 13 trẻ khác bị virus Zika đã được chẩn đoán mắc bệnh động kinh.

Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng phát hiện này đã nằm trong tiên liệu của họ, vì các dạng dị dạng não ở trẻ sơ sinh bị nhiễm virus Zika đều có thể liên quan đến các cơn co giật và động kinh. Trong một nghiên cứu trước đây, trẻ sơ sinh tiếp xúc với một loại virus thông thường khác, được gọi là cytomegalovirus, cũng có tỷ lệ bị động kinh cao hơn và cho thấy những bất thường của não tương tự như những người bị nhiễm virus Zika.

Đây chính là lý do cần phải kiểm tra xem nhiễm virus Zika bẩm sinh và các dị tật não liên quan đến co giật và/hoặc động kinh như thế nào và ở mức độ nào.

Như đã biết, chẩn đoán động kinh sớm trẻ sơ sinh rất quan trọng. Bệnh động kinh ở trẻ trong hầu hết các trường hợp không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trẻ bị động kinh cần phải được giám sát kỹ càng, vì khi lên cơn co giật, bé có thể bị va đập, ngã, đuối nước... gây chấn thương, thậm chí mất mạng. Động kinh ở trẻ sơ sinh có thể hết ngay sau đó, nhưng cũng có nhiều đứa trẻ bị bệnh cả đời. Vì thế, phụ huynh nên đưa trẻ tới bệnh viện để tìm hiểu cách điều trị căn bệnh nhanh chóng.

Trẻ có thể được chỉ định uống thống chống động kinh. Nếu khi uống thuốc rồi mà các cơn co giật vẫn còn, thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và có hướng tăng liều thuốc, thậm chí trẻ phải nhập viện để cắt cơn co giật.

Bên cạnh việc điều trị bệnh động kinh bằng thuốc, phụ huynh cũng nên tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế để cho trẻ sử dụng thêm thực phẩm chức năng, đặc biệt là những sản phẩm có sự kết hợp của An tức hương, Câu đằng, GABA, Taurine, Magne clorua...

Biết Tuốt H+

Gợi ý thực phẩm chức năng cốm Egaruta giúp làm giảm các chứng co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc:

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh