Chống tác hại của tia cực tím cho da: Phương pháp nào hiệu quả?
3 biện pháp chống nắng phổ biến hiện nay có ưu nhược điểm gì?
Giải pháp chống nắng cho da vào mùa hè hiệu quả nhất
Xu hướng chống nắng toàn thân hiệu quả tiện lợi nhất hiện nay
Chống nắng, tia UV và những điều ai cũng cần biết
Tia cực tím, ánh nắng mặt trời có tác dụng kích thích sản sinh vitamin D giúp xương chắc khỏe. Nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra nếp nhăn, đốm nâu và ung thư da nếu không có biện pháp chống bắt nắng cho da hiệu quả.
Tia cực tím nguy hiểm gì cho sức khỏe và làn da?
Tia cực tím (UVB và UVA) trong ánh nắng mặt trời là thủ phạm chính làm suy yếu lớp hạ bì của da, thúc đẩy sự hình thành nếp nhăn và các đốm nâu, nguy hiểm hơn là ung thư da.
Loại ung thư da phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là ung thư biểu mô tế bào đáy. Nó bắt đầu từ lớp biểu bì (lớp ngoài cùng) nhưng không lây lan ra các bộ phận khác. Trong khi đó, ung thư biểu mô tế bào vảy thường bắt đầu tại một điểm, sau đó lây lan sang các vị trí khác. Cả hai loại ung thư da vừa liệt kê trên đều có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm.
Ánh nắng mặt trời chứa 10% tia cực tím
Khối u ác tính hình thành từ tế bào sắc tố của da do tia UV gây ra có thể xâm lấn sang các cơ quan khác của cơ thể và gây tử vong. Có 75% số ca mắc ung thư da tử vong do khối u ác phát triển ở giai đoạn muộn mới được phát hiện.
Bất cứ ai cũng có thể bị ung thư da, nhưng số người có nguy cơ mắc cao hơn thường nằm trong các đối tượng sau:
▪ Người có nước da trắng: Lượng sắc tố melanin tự nhiên của người có nước da trắng ít hơn người có nước da sậm màu nên ít có khả năng tự bảo vệ da trước tác hại của tia cực tím.
▪ Nốt ruồi: Tế bào u ác tính có nhiều trong nốt rồi và tàn nhang. Đặc biệt là các đốm đen không đối xứng, nhiều màu, có đường viền không đều với kích thước lớn hơn đầu bút chì, có khả năng cao là khối u ác tính.
▪ Tiền sử bị cháy nắng: Người đã từng có ít nhất một lần trong đời bị cháy nắng đều có khả năng mắc ung thư da cao hơn người chưa bị cháy nắng.
3 cách chống bắt nắng cho da hiệu quả nhất hiện nay
Vì những nguy cơ tiềm ẩn mà tia cực tím có thể gây ra với sức khỏe và sắc đẹp của làn da, mỗi người nên tự trang bị cho mình một biện pháp chống bắt nắng cho da hiệu quả theo 3 cách dưới đây:
1. Bổ sung các chất chống oxy hóa qua đường uống
Người có chế độ dinh dưỡng giàu chất chống oxy hóa và chất kháng viêm tự nhiên sẽ giúp bảo vệ da khỏi các tác hại gây ra bởi ánh nắng mặt trời. Trái cây và rau xanh có chứa một số loại vitamin có tính chống oxy hóa cho cơ thể nhưng không đủ để bảo vệ da một cách toàn diện.
Bổ sung dưỡng chất Chống nắng qua đường uống
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy trong chiết xuất cây dương xỉ (Polypodium Leucotomos) các hợp chất thực vật tự nhiên như Calagualine; các hợp chất phenol như: axit ferulic, axit vanillic và axit caffeic. Đồng thời, chiết xuất dương xỉ cũng chứa rất nhiều các hợp chất giúp chống oxy hóa mạnh bao gồm axit dihydrobenzoic và axit hydroxybenzoic.
Một nghiên cứu kéo dài 12 năm của trường Đại học Harvard Mỹ đã khẳng định, chiết xuất dương xỉ có khả năng chống viêm, chống bắt nắng cho da, tăng cường hệ miễn dịch của da. Chúng cũng có thể làm sáng da bằng cách giảm hoạt động của tế bào sắc tố gây sạm da đến 50%. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người bổ sung Viên uống chống nắng có thành phần chiết xuất dương xỉ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít bị ban đỏ và cháy nắng hơn. Loại thực vật này cũng có khả năng ngăn ngừa những tổn thương da lâu dài như ung thư da.
Bảo vệ da bằng cách sử dụng viên uống chống nắng toàn thân chứa chiết xuất dương xỉ và hỗn hợp 12 chiết xuất thảo dược chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp chống nắng, chống tia cực tím hiệu quả, đồng thời nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, mịn màng một cách tiện lợi và nhanh chóng nhất.
2. Bôi kem chống nắng bên ngoài
Thoa kem chống nắng là biện pháp bảo vệ da truyền thống sử dụng phổ biến ở nhiều nước thế giới. Kem chống nắng toàn thân có hai loại chính: Kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý.
Kem chống nắng hóa học sử dụng một số thành phần hóa chất có khả năng thấm hút nhanh, tạo ra một màng lọc tia UV và phân hủy tia UV trước khi chúng xâm nhập và làm hại đến da. Kem chống nắng hóa học có ưu điểm ở chỗ không để lại “dấu vết” trên da sau khi sử dụng, hạn chế gây nhờn dính. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là độ bền không cao, cần bôi lên da 30 trước khi ra nắng và bôi lại sau 2 – 3 tiếng sử dụng. Bên cạnh đó, kem chống nắng hóa học còn có khả năng gây kích ứng da, làm rối loại nội tiết tố gây ung thư vú.
Kem chống nắng vật lý chứa thành phần kẽm oxit và titan đi-oxit khá lành tính nên ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nhược điểm của dòng sản phẩm này là gây bết dính da, nổi mụn và để lại vết trắng gây mất thẩm mỹ trên da.
3. Sử dụng công cụ chống nắng cơ học
Chống nắng cơ học là biện pháp tận dụng những công cụ chống nắng như mũ, áo vải chống nắng, ô dù, găng tay, khẩu trang và kính chống nắng để bảo vệ da mỗi khi đi ra ngoài.
Chống nắng bằng việc che chắn không gây tổn hại cho sức khỏe nhưng hiệu quả mang lại không cao. Tia UVA có bước sóng dài nên vẫn âm thầm xuyên qua lớp kính xe, vải áo chống nắng, bóng râm để tác động đến lớp hạ bì của da, gây sạm nám, tàn nhang, lão hóa và ung thư da.
Như vậy, tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn một trong 3 cách chống bắt nắng cho da phổ biến ở trên.
Mọi thắc mắc vui lòng gọi tới tổng đài 1900.5454.39 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: [email protected] để được các chuyên gia tư vấn miễn phí về cách chống nắng hiệu quả cho da.
Bình luận của bạn