Thực phẩm chức năng giả đang là mối lo lắng của nhiều người tiêu dùng
Góp ý gì trong dự thảo Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt TPCN?
Chóng tàn đời vì lạm dụng TPCN khi tập thể hình
Quảng cáo sai phép Định Tâm Đan, Dược phẩm Quốc Gia bị phạt
Quảng cáo TPCN sai phép, dược phẩm Tân Bách Tùng bị phạt nặng
TPCN giả ngày càng tinh vi hơn
Theo thống kê của Cục Quản lý Thị trường, Bộ Công thương, trong cuối năm 2014 và đầu năm 2015, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý trên 2.000 vụ vi phạm về TPCN và thu nộp ngân sách nhà nước khoảng 200 tỷ đồng.
Đặc biệt số lượng TPCN bị làm giả lên đến hàng chục tấn. Tại TP.HCM, cơ quan chức năng đã bắt giữ 12 tấn TPCN gồm Sắc Ngọc Khang, Hoàng Tiên Đan, Lisu Hồng… không có hóa đơn, chứng từ, không nguồn gốc xuất xứ cùng nhiều vỏ hộp, tem nhãn để sản xuất các sản phẩm trên. Cũng tại TP.HCM trong tháng 6 vừa qua, lực lượng chức năng đã khám xét trụ sở công ty Bảo Khang và bắt giữ một lượng lớn TPCN cùng nhiều nguyên liệu, bao bì đóng gói… Tại cơ quan điều tra, giám đốc Công ty Bảo Khang thừa nhận đã tổ chức sản xuất, buôn bán một số loại TPCN giả. Số TPCN giả này Bảo Khang đã đặt các tại Trung Quốc sản xuất, sau đó công ty Bảo Khang đóng gói thành sản phẩm, dán nhãn mác và đưa về các vùng quê để tiêu thụ.
Đáng chú ý, để tránh bị khách hàng nghi ngờ, các đầu nậu còn đặt làm giả tem chống hàng giả, tem nhãn phụ, tem phân phối độc quyền... rồi dán dày đặc trên các sản phẩm, bán giá thấp hơn không đáng kể so với hàng thật để nhằm tránh bị lộ, vừa hút khách.
Theo ông Nguyễn Trọng Tín – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương: "TPCN được làm giả với mức độ nghiêm trọng và ngày càng tinh vi. Thậm chí để tránh khách hàng nghi ngờ, các cơ sở sản xuất hàng giả còn đặt làm tem chống hàng giả của Bộ Công an, tem nhãn phụ, tem phân phối độc quyền để dán trên sản phẩm. Nghiêm trọng hơn, có những doanh nghiệp mang hàng đạt chất lượng đi xin cấp giấy phép, sau khi có giấy phép mới sản xuất hàng giả".
Nguyên nhân vì sao?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến TPCN bị làm giả, đầu tiên là do nhu cầu rất lớn của thị trường về TPCN. Không chỉ mình TPCN, bất kể hàng hóa nào có nhu cầu lớn thì các doanh nghiệp đều lợi dụng nhu cầu của thị trường để làm giả. TPCN hiện nay đang là “miếng mồi béo bở” nên đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Vì lợi nhuận, các công ty đó bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng. Một hộp sản phẩm sữa ong chúa giả đặt hàng sản xuất tại Trung Quốc có giá khoảng 50.000 - 60.000 đồng nhưng khi đến tay người tiêu dùng được bán với giá hơn 1 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong: "Bên cạnh vấn đề lợi nhuận thì sự tinh vi của các đối tượng làm giả TPCN cũng là vấn đề khiến TPCN giả bùng nổ. TPCN giả được làm rất giống thật, tem chống hàng giả của Bộ Công an cũng có thể bị làm giả. Vì vậy, các cơ quan chức năng nếu nhìn bằng mắt thường cũng phó phân biệt được thật giả. Muốn nhận biết được thì cơ quan chức năng phải tiến hành lấy mẫu".
Một nguyên nhân nữa khiến TPCN bị làm giả nhiều đó là tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng. Mặc dù có giá cao hơn hẳn so với các sản phẩm nội nhưng người tiêu dùng vẫn không ngần ngại bỏ tiền mua các sản phẩm TPCN ngoại với giá hàng triệu đồng. Chính vì tâm lý đó nên người tiêu dùng không biết có nhiều loại TPCN ngoại giả có nguồn gốc từ Trung Quốc, hay TPCN "nguồn gốc ngoại, sản xuất tại Việt Nam".
Theo các chuyên gia, TPCN bị làm giả một phần còn do ý thức của người dân, nhà sản xuất trong việc tố giác các loại TPCN bị làm giả. Các sản phẩm được bán trên thị trường hiện nay hầu như không có hóa đơn. Nếu cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra khâu lưu thông cũng khó phân biệt thật - giả do không có hóa đơn. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng thì cơ quan chức năng phải yêu cầu doanh nghiệp khi bán hàng phải xuất hóa đơn để chứng minh nguồn gốc xuất xứ và trách nhiệm của mình đối với sản phẩm. Người tiêu dùng khi mua cũng cần đại lý cung cấp hóa đơn, bởi hóa đơn chính là cơ sở pháp lý bảo vệ người tiêu dùng nếu mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng".
Bình luận của bạn