Chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giảm các nguy cơ bệnh khi giao mùa
Phòng bệnh hô hấp thường gặp trong mùa đông
Trẻ nhập viện vì các bệnh đường hô hấp tăng cao
Bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp tăng cao bất thường tại Mỹ
Cứ chuyển mùa là quá tải
Số lượng trẻ mắc viêm đường hô hấp tăng nhanh khi giao mùa
Các bác sỹ chuyên khoa ở một số bệnh viện lớn tại Hà Nội ước tính: Tỷ lệ bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ vào mùa đông tăng gấp 1,3 - 1,5 so với các mùa khác trong năm.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai): “Thời tiết chuyển mùa làm cho số lượng bệnh nhi đến khám tăng lên rất đông. Thực tế thăm khám tại khoa chúng tôi cho thấy, đa phần trẻ được đưa đến khám đều có các triệu chứng như: Ho, sốt, chảy nước mũi, chảy nước tai… Đó là những biểu hiện của bệnh đường hô hấp nhẹ ở trẻ. Khi chuyển biến nặng sẽ gây khó thở, tím tái, co giật, bỏ bú, không ăn uống được... là biểu hiện của bệnh đường hô hấp dưới, biến chứng viêm phổi, viêm tiểu phế quản”. Ghi nhận tình trạng tương tự tại các bệnh viện như Saint Paul, Nhi Trung ương, Thanh Nhàn... Theo nhiều bác sỹ chuyên khoa, mùa này, số lượng trẻ đến khám và điều trị bệnh về đường hô hấp luôn đông và chiếm tỷ lệ cao hơn so với các bệnh khác. Những bệnh hay gặp nhất tại các bệnh viện là bệnh lý đường mũi họng, bệnh về đường phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp, hen phế quản…
Nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em là do virus, trong đó, đứng hàng đầu là virus hợp bào hô hấp. Bên cạnh đó, còn có những yếu tố như vi khuẩn, thời tiết chuyển mùa, môi trường sống ẩm thấp, nhiều khói bụi… cũng là những tác nhân quan trọng gây bệnh ở trẻ.
Để phát hiện kịp thời và xử lý đúng các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ cần phải đánh giá và phân loại đúng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Dựa theo vị trí tổn thương y học, chuyên khoa chia ra thành nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Trong đó, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bao gồm: Ho, cảm lạnh, viêm tai giữa, viêm mũi họng, viêm tai, viêm xoang... Đa phần các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và thường là nhẹ. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ở trẻ thường ít gặp hơn và thường là nặng, bao gồm các trường hợp viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và viêm phổi.
Chớ coi thường bệnh và tự điều trị cho con
Bác sỹ Phạm Thanh Xuân (BV Đa Khoa Quốc tế Vinmec) cho biết: “Hiện, phương pháp điều trị chủ yếu cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp là sử dụng kháng sinh và điều trị triệu chứng. Với những trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng các cách như: Đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ khi ốm, bồi dưỡng thêm khi trẻ khỏi bệnh; Hàng ngày, vệ sinh mũi – họng bằng nước muối sinh lý; Cho trẻ uống đủ nước. Với trẻ sơ sinh, nên chia cữ cho bú nhiều lần… Cần theo dõi chặt chẽ các triệu chứng bệnh để sớm đưa bé đi khám và có hướng điều trị thích hợp”.
Phòng bệnh từ xa là tốt nhất!
Để “học” cách đánh giá bệnh tình của trẻ, các bậc phụ huynh phải tích cực tìm hiểu thông tin từ các nguồn chính thống, quan sát theo dõi chặt chẽ bệnh tình của con, chủ động tìm đến các hình thức tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp. Cả hai thái cực, hoặc quá “sốt sắng” đi bệnh viện hoặc tự điều trị tại nhà, đều có các nguy cơ làm tình hình xấu thêm.
Tuy nhiên, việc xác định thế nào là nặng – nhẹ cũng như khi nào nên đưa trẻ đi khám là thắc mắc chung của nhiều cha mẹ trẻ. Về điều này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng tư vấn: “Tùy từng hoàn cảnh của gia đình mà bố mẹ lựa chọn các biện pháp điều trị cho trẻ khác nhau khi bé bị bệnh. Tuy nhiên, để tránh quá tải tại các bệnh viện cũng như tình trạng lây nhiễm chéo có thể xảy ra, chỉ nên đưa trẻ đến viện khi thực sự cần thiết. Nếu trẻ chỉ ho nhẹ, nhiệt độ ở mức “ấm đầu” như cách gọi dân gian, vẫn chịu chơi, chịu ăn bình thường… thì cha mẹ cũng chưa cần phải lo lắng gì vội. Cha mẹ có thể tư vấn các bác sỹ chuyên khoa để tự điều trị cho bé tại nhà bằng thuốc ho, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh hàng ngày cho đường hô hấp của trẻ. Trong trường hợp cha mẹ thấy trẻ có những triệu chứng nặng như: Khó thở, thở nhanh, có tiếng thở bất thường, co giật, mệt, ăn kém… thì nên cho bé đi bệnh viện gấp”. Phòng bệnh từ xa là tốt nhất!
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trẻ khỏe mạnh, tích cực hoạt động, được rèn luyện thường xuyên, có sức đề kháng tốt sẽ ít bị bệnh, hoặc nếu nhiễm bệnh thì sẽ hồi phục nhanh hơn trẻ yếu, kém đề kháng. Vì vậy, yếu tố lý tưởng đầu tiên đối với chăm sóc trẻ em là duy trì tăng trưởng thể lực phù hợp độ tuổi, củng cố hệ miễn dịch, gia tăng sức đề kháng.
Các yếu tố khác liên quan khác thì theo BS Phạm Thanh Xuân, để phòng và hạn chế tái phát nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ các mẹ cần: “Bảo đảm cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt, cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi; Trẻ sau 6 tháng có thể cho ăn dặm thêm và phải cho trẻ ăn đủ chất nhưng lưu ý không nên ép trẻ ăn để trẻ nôn, trớ vì sẽ sặc lên mũi và gây các bệnh đường hô hấp; Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, không nên đun bếp hoặc hút thuốc trong phòng; Giữ ấm cho trẻ nhất là khi trời lạnh và thay đổi thời tiết; Tiêm phòng cho trẻ đẩy đủ và đúng lịch; Phát hiện sớm các biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp để trẻ được điều trị kịp thời…”.
Đặc biệt lưu ý trong vấn đề lựa chọn trang phục phù hợp cho trẻ, đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa: Rét thì phải mặc đủ ấm, giữ ấm cổ - chân; Khi thời tiết nóng lên phải cởi bớt quần áo để trẻ được thoáng mát, không ra mồ hôi vì sẽ gây nhiễm lạnh khi hạ thân nhiệt… Giai đoạn giao mùa nên theo dõi kỹ hơn.
Khi trẻ cần được khám và điều trị tại bệnh viện, cha mẹ nên nghiêm túc tuân thủ y lệnh, điều trị dứt điểm… chứ không tự ý dùng thuốc. Để tránh bệnh tái phát, cần có chế độ chăm sóc tích cực để tăng cường thể lực và củng cố hệ miễn dịch cho trẻ.
Các yếu tố khác liên quan khác thì theo BS Phạm Thanh Xuân, để phòng và hạn chế tái phát nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ các mẹ cần: “Bảo đảm cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt, cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi; Trẻ sau 6 tháng có thể cho ăn dặm thêm và phải cho trẻ ăn đủ chất nhưng lưu ý không nên ép trẻ ăn để trẻ nôn, trớ vì sẽ sặc lên mũi và gây các bệnh đường hô hấp; Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, không nên đun bếp hoặc hút thuốc trong phòng; Giữ ấm cho trẻ nhất là khi trời lạnh và thay đổi thời tiết; Tiêm phòng cho trẻ đẩy đủ và đúng lịch; Phát hiện sớm các biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp để trẻ được điều trị kịp thời…”.
Đặc biệt lưu ý trong vấn đề lựa chọn trang phục phù hợp cho trẻ, đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa: Rét thì phải mặc đủ ấm, giữ ấm cổ - chân; Khi thời tiết nóng lên phải cởi bớt quần áo để trẻ được thoáng mát, không ra mồ hôi vì sẽ gây nhiễm lạnh khi hạ thân nhiệt… Giai đoạn giao mùa nên theo dõi kỹ hơn.
Khi trẻ cần được khám và điều trị tại bệnh viện, cha mẹ nên nghiêm túc tuân thủ y lệnh, điều trị dứt điểm… chứ không tự ý dùng thuốc. Để tránh bệnh tái phát, cần có chế độ chăm sóc tích cực để tăng cường thể lực và củng cố hệ miễn dịch cho trẻ.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng các loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường đáp ứng của hệ miễn dịch là khuyến cáo của các chuyên gia y tế dự phòng hiện nay. Các loại thực phẩm chức năng được khuyến cáo sử dụng là BigBB, Kidsmune... có chứa các hoạt chất sinh học đã được các chuyên gia y tế khuyên dùng.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi
Bình luận của bạn