Viêm đường tiết niệu ở trẻ: Nhận biết sớm, điều trị nhanh

Viêm đường tiết niệu (Urinary tract infections - UTIs) khá phổ biến ở trẻ

Viêm đường tiết niệu: Nhiều biến chứng nguy hiểm

Chủ động phòng ngừa viêm đường tiết niệu

Điều trị viêm đường tiết niệu sao cho hiệu quả?

Uống trà trị bệnh viêm phế quản, khó tiêu, viêm đường tiết niệu

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở trẻ

Hầy hết viêm đường tiết niệu xảy ra ở phần dưới của đường tiết niệu - niệu đạo và bàng quang. Loại viêm đường tiết niệu này được gọi là viêm bàng quang. Một đứa trẻ bị viêm bàng quang có thể: Đau, rát hoặc cảm thấy đau nhói khi đi tiểu; Thường xuyên đi tiểu (mặc dù đi được một lượng rất nhỏ); Sốt; Thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi vệ sinh; Tè dầm; Đau bụng dưới rốn; Nước tiểu có mùi hôi hoặc có chứa máu.

Nhiễm trùng đi lên niệu quản đến thận được gọi là viêm bể thận - loại này thường nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng thường tương tự như viêm bàng quang, nhưng trẻ thường trông ốm hơn, dễ bị sốt (đôi khi run rẩy), đau bụng, hoặc lưng, mệt mỏi, nôn mửa. 

Trẻ bị sốt cao, run rẩy, đau bụng, đau lưng, mệt mỏi có thể là dấu hiệu viêm đường tiết niệu

Những trẻ nào dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiểu phổ biến ở các bé gái vì niệu đạo của bé gái ngắn hơn và gần với hậu môn hơn. Những bé trai không được cắt bao quy đầu dưới 1 tuổi cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn một chút. 

Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu gồm: 

- Có vấn đề trong đường tiết niệu (thận bị dị dạng hoặc tắc nghẽn ở đâu đó dọc theo đường của dòng nước tiểu bình thường).

- Một dòng chảy ngược bất thường (trào ngược) của nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản và về phía thận. 

- Vệ sinh kém.

- Người thân ruột thịt bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu không được chẩn đoán hoặc không được điều trị có thể dẫn đến tổn thương thận.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu như thế nào? 

Nhiễm trùng đường tiết niệu được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bạn nên cho trẻ uống đủ liều bởi nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị hoàn toàn có thể tái nhiễm hoặc lây nhiễm ra xung quanh. 

Nếu trẻ bị đau dữ dội khi đi tiểu, bác sỹ cũng có thể kê đơn thuốc làm tê liệt niêm mạc đường tiết niệu. 

Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, nhưng tránh đồ uống có chứa caffeine, chẳng hạn như soda và trà.

Những trẻ bị viêm đường tiết niệu nặng có thể cần phải nằm viện, phải tiêm kháng sinh. Những trường hợp này gồm: 

- Trẻ bị sốt cao hoặc trông rất ốm yếu;
- Trẻ có khả năng bị nhiễm trùng thận;
- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi;
- Vi khuẩn từ đường tiết niệu có thể lan vào máu;
- Trẻ bị mất nước hoặc bị nôn, không thể uống bất kỳ chất lỏng hay thuốc.

Hầu hết trẻ bị viêm đường tiết niệu ở dạng nhẹ, nhưng một số có thể bị tổn thương thận hoặc suy thận sau này. 

Phòng ngừa viêm đường tiết niệu như thế nào? 

Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, thay tã thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu. Khi trẻ đã biết tự đi vệ sinh, cần dạy cho bé gái cách lau từ trước ra sau để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan từ trực tràng đến niệu đạo. Tránh tắm bằng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh vì có thể gây kích ứng. Nên mặc đồ lót bằng cotton thay vì nilon. Nên khuyến khích trẻ đi tiểu ngay khi cảm thấy muốn, không nên nhịn tiểu, tránh để vi khuẩn phát triển. Trẻ nên uống nhiều nước, tránh caffeine có thể gây kích thích bàng quang.

Khi nào cần gọi cho bác sỹ: 

- Trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân, kèm theo run rẩy, đau lưng hoặc đau khi đi tiểu;
- Nước tiểu có mùi hôi, có lẫn máu hoặc đổi màu;
- Trẻ kêu đau thắt lưng hoặc đau bụng dưới rốn;
- Trẻ sơ sinh sốt 38 độ C, trẻ mới biết đi sốt trên 38,3 độ C. 
- Trẻ bị sốt, bú kém, nôn liên tục hoặc có vẻ khó chịu bất thường. 

Vân Anh H+ (Theo kidshealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ