Một bệnh nhân vệ sinh phần chân bị phù bạch huyết do bệnh giun chỉ bạch huyết gây ra. (Ảnh: Nguyen Minh Duc RTI)
Người bị suy tim sung huyết nên làm gì khi bị phù chân?
Ăn gỏi sống, rau sống: Làm sao để phòng ngừa nhiễm giun sán?
Nhiễm sán lá gan, giun lươn do ăn các món gỏi, nem chua, rau sống
Làm thế nào để phòng ngừa giun sán cho trẻ nhỏ?
Theo đó, Tổng Giám đốc WHO TS. Tedros Adhanom Dhebreyesus và Trưởng đại diện WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, TS. Shin Young-Soo vừa trao chứng nhận loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết cho Việt Nam, Palau, Wallis và Futuna, nâng tổng số nước đã công bố loại trừ bệnh này trong khu vực lên 11 nước.
Đây là lần thứ 2 Việt Nam được công nhận loại trừ một bệnh truyền nhiễm, sau công bố loại trừ bệnh bại liệt vào năm 2000.
Bà Trần Thị Giáng Hương - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế nhận chứng chỉ công nhận Việt Nam loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết
Bệnh giun chỉ bạch huyết, hay còn gọi là bệnh phù chân voi, là một căn bệnh nhiễm ký sinh trùng do muỗi làm lây truyền sang con người. Bệnh giun chỉ bạch huyết phá hỏng khả năng của cơ thể trong việc thoát và phân phối lại dịch bạch cầu và thường gây sưng nặng ở chân, tay và các bộ phận khác của cơ thể.
Biến dạng nặng và đau đớn thường xuyên xuất hiện khiến cho các hoạt động hàng ngày như đi lại và làm việc trở nên cực kỳ khó khăn. Ngoài đau đớn và khuyết tật về thể chất, nhiều người còn đau đớn về mặt tinh thần vì bị gia đình và cộng đồng xa lánh.
Trước năm 1975, bệnh giun chỉ bạch huyết lưu hành rộng rãi trên toàn quốc, một số vùng có tỷ lệ nhiễm cao từ 5-10% dân số và có số lượng đáng kể phù chân voi, gây đau đớn, tàn tật do biến chứng và ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khó hòa nhập cộng đồng của người bệnh. Giai đoạn từ 1976 -2002, với các tiến bộ về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh thì tỷ lệ mắc đã giảm xuống đáng kể chỉ còn 1-3% tại các vùng lưu hành nặng.
Từ năm 2011, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam để loại trừ căn bệnh này. USAID hỗ trợ thực hiện các khảo sát để đánh giá lây truyền bệnh, đánh giá mức độ sẵn sàng và chất lượng của các dịch vụ dành cho những người bị bệnh giun chỉ bạch huyết và thu thập bằng chứng, chuẩn bị bộ hồ sơ trình WHO – một tài liệu chính thức được sử dụng để xác thực việc loại trừ một căn bệnh.
Hiện nay trên toàn cầu mới chỉ có một số nước có bệnh giun chỉ bạch huyết đạt được thành tựu loại trừ bệnh ra khỏi các vấn đề y tế công cộng.
USAID là tổ chức đi đầu trên toàn cầu trong việc loại trừ và kiểm soát 7 trong số các loại bệnh nhiệt đới bị lãng quên phổ biến nhất, trong đó có bệnh giun chỉ bạch huyết. Cùng với các đối tác, USAID đã hỗ trợ cung cấp 2,3 tỷ lượt điều trị cho trên 1 tỷ người ở 31 nước trong 12 năm vừa qua. Nhờ những nỗ lực này, hiện nay có 252 triệu người được sinh sống tại các khu vực mà ở đó không cần tới điều trị giun chỉ bạch huyết nữa.
Bình luận của bạn