Hy vọng mới chữa ung thư não nhờ virus bại liệt

Hy vọng mới giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư não nhờ virus bại liệt

Hiệu quả của chiết xuất việt quất trong điều trị ung thư như thế nào?

Virus Zika có thể được sử dụng để điều trị ung thư não

Uống rượu bia dễ mắc 7 bệnh ung thư nguy hiểm

WHO kêu gọi sử dụng hệ thống phát hiện bệnh bại liệt để tầm soát Zika

Theo đó, các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Ung thư Não Preston Robert Tisch trực thuộc Viện Ung thư Duke (Mỹ) đang thí nghiệm sử dụng virus bại liệt (Poliovirus) đã được biến đổi gene và không thể gây bệnh, để điều trị căn bệnh Ung thư não.

Virus này đã được tiêm thẳng vào người bệnh và có nhiệm vụ tìm kiếm các khối u não để tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách kích thích hệ miễn dịch tấn công vào các tế bào ung thư.

Trong nghiên cứu, 61 bệnh nhân có khối u não tái phát đã được điều trị bằng virus này trong suốt thời gian từ 2012 đến 2017. Kết quả ban đầu cho thấy, nhờ sử dụng virus bại liệt, 21% bệnh nhân u não còn sống sau ba năm điều trị. Nếu điều trị theo cách thông thường (hóa trị) thì tỷ lệ này chỉ đạt 4%.

Các nhà khoa học cũng cho biết thêm, một bệnh nhân bị ung thư não ác tính chỉ có thể sống thêm không quá 20 tháng sau khi được chẩn đoán. Còn đối với bệnh nhân bị tái phát lại bệnh thì thời gian sống ít hơn, chỉ không quá 12 tháng.

Thử nghiệm dùng virus bại liệt biến đổi gene để chữa ung thư não của Viện Ung thư Duke (Mỹ)

Tiến sỹ Darell Bigner - Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm Ung thư não Preston Robert Tisch cho biết: "Với tỷ lệ sống sót khá khả quan trong giai đoạn đầu khi thử nghiệm bằng liệu pháp Poliovirus, chúng tôi đã nhận được nhiều khích lệ và hy vọng sẽ mở ra một triển vọng mới trong điều trị ung thư não để tăng tỷ lệ sống sót khi điều trị căn bệnh chết người này".

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học vẫn đánh giá nghiên cứu này chỉ thực hiện ở một số lượng nhỏ và không phải tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu này đều có tiến triển tốt với phương pháp nói trên. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cần mở rộng phạm vi nghiên cứu lớn hơn nữa mới có thể khẳng định được hiệu quả của phương pháp này.

Nghiên cứu vừa được trình bày tại Hội thảo quốc tế về Nghiên cứu và điều trị ung thư não ở Na Uy. Kết quả nghiên cứu cũng đã được xuất bản trên Tạp chí Y khoa New England.

Vào năm 2012, bệnh nhân đầu tiên được thử nghiệm điều trị ung thư não bằng liệu pháp PolioVirus là Stephanie Hopper (Mỹ), người được chẩn đoán mắc u nguyên bào thần kinh khi mới 20 tuổi. Trên thực tế, bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm thường không sống quá 20 tháng từ ngày chẩn đoán. Và giờ đây, ở tuổi 27, Hopper vẫn còn sống, đã hoàn thành đại học, trở thành y tá và kết hôn, không có dấu hiệu nào cho thấy khối u có khả năng quay trở lại.
Nguyên Hương H+ (Theo Livescience)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư