Người bị suy tim sung huyết nên làm gì khi bị phù chân?

Suy tim sung huyết có thể dẫn tới sưng, phù tay chân

Phụ nữ đi bộ nhiều có thể giảm nguy cơ suy tim khi về già

Infographic: Một vài điều bạn nên biết về bệnh suy tim

Tập thể dục có giúp giảm trầm cảm cho người bệnh suy tim?

Bệnh suy tim có di truyền không: Đã có câu trả lời!

Tại sao suy tim sung huyết có thể gây sưng, phù chân?

Khi bị suy tim, một hoặc cả hai buồng dưới của tim sẽ mất khả năng bơm máu hiệu quả. Lượng máu này có thể ứ đọng lại ở bắp chân, mắt cá chân và bàn chân, dẫn đến sưng hoặc phù nề. Nếu người bệnh nằm nhiều, vùng lưng cũng có thể bị sưng, phù nề.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, suy tim cũng có thể gây sưng, phù ở bụng, thậm chí dẫn đến tích tụ dịch trong phổi - phù phổi. Dù không phổ biến, phù phổi có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, người bệnh suy tim sung huyết có biểu hiện phù phổi, khó thở nên đi khám ngay lập tức.

Các dấu hiệu cảnh báo người bệnh suy tim đang bị phù chân

Các dấu hiệu phổ biến nhất bao gồm sưng bàn chân hoặc cánh tay, có cảm giác nặng nề ở những khu vực này. Ngoài ra, bạn còn có thể thấy:

- Da căng bóng, nhưng khi ấn vào có thể để lại vết lõm trong một vài giây.

- Khó mặc vừa quần áo, đồ trang sức.

Sưng, phù chân khiến da căng bóng nhưng để lại vết lõm khi ấn vào

- Các khớp trở nên khó vận động hơn.

- Kích thước vòng eo tăng lên.

Tình trạng sưng, phù chân nếu để lâu có thể gây đau đớn, cứng cơ bắp, khiến bạn khó vận động cũng như tăng nguy cơ bị loét da, nhiễm trùng do suy giảm tuần hoàn máu. Do đó, nếu các dấu hiệu trên xuất hiện cùng tình trạng khó thở, đau tức ngực, bạn nên đi cấp cứu ngay lập tức.

Người bệnh suy tim sung huyết nên làm gì khi bị phù chân?

Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần được uống các loại thuốc lợi tiểu để kích thích loại bỏ lượng nước dư thừa trong cơ thể. Trong các trường hợp nhẹ hơn, người bệnh suy tim có thể thử thay đổi lối sống để kiểm soát tình trạng phù chân. Cụ thể như sau:

- Nâng cao chân (hoặc tay) bị phù khi nằm hoặc ngồi: Nâng cao vùng chân hay tay bị phù ở mức cao hơn tim có thể giúp giảm sưng. Bạn có thể thử dùng gối để kê cao chân lên khi ngủ.

- Tập thể dục: Thường xuyên di chuyển có thể giúp đẩy chất lỏng dư thừa ở chân về lại tim. Người bệnh suy tim nên trao đổi với bác sỹ để tìm ra các bài tập phù hợp với thể trạng của bạn.

- Massage: Massage nhẹ nhàng quanh khu vực bị ảnh hưởng có thể làm giảm lượng chất lỏng dư thừa ở chân.

- Hạn chế ăn muối: Ăn quá nhiều muối có thể khiến cơ thể giữ nước và làm trầm trọng thêm tình trạng phù chân.

- Dùng tất y khoa: Sau khi tình trạng sưng, phù nề giảm đi, người bệnh suy tim có thể dùng tất y khoa để ngăn ngừa tình trạng phù chân tái phát. Loại tất này có thể tạo áp lực lên chân, ngăn không cho chất lỏng tích tụ.

- Dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị cho người bệnh suy tim để giúp giảm phù: Các sản phẩm đã có nghiên cứu lâm sàng, có tác dụng tăng cường năng lượng cho tim, tăng cường sức bóp giúp đưa máu về tim tốt hơn. Điều này giúp làm giảm ứ trệ tuần hoàn ở ngoại vi, tình trạng phù sẽ được thuyên giảm.

Không những thế, các sản phẩm này còn giúp giảm ứ máu ở phổi, giúp người bệnh dễ thở hơn. Tim hoạt động hiệu quả hơn cũng sẽ cung cấp đủ máu đến các cơ quan và giảm triệu chứng mệt mỏi, ho khan.

Vi Bùi H+

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang giúp giảm phù, khó thở, đau ngực. Hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện Quân đội 108 và được đăng tải trên tạp chí quốc tế năm 2014.

Phụ nữ đi bộ nhiều có thể giảm nguy cơ suy tim khi về già - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch