Ăn gỏi sống, rau sống: Làm sao để phòng ngừa nhiễm giun sán?

Ăn gỏi sống dễ bị nhiễm giun sán, phải làm thế nào?

Nhiễm sán lá gan, giun lươn do ăn các món gỏi, nem chua, rau sống

1001 cách "diệt trừ sâu bọ" trong cơ thể

Làm thế nào để phòng ngừa giun sán cho trẻ nhỏ?

Đừng để giun sán làm tổ trong cơ thể chỉ vì tiếc 20.000 đồng

Rau sống

Các loại rau sống như xà lách, cải cúc, rau má, rau thơm, húng, tía tô… có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, trứng giun sán cao, khiến người ăn dễ bị nhiễm ký sinh trùng và các bệnh đường tiêu hóa khác.

Các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống bao gồm giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ. Thậm chí rau sống ở một số nơi còn có phẩy khuẩn tả, dễ dẫn đến tiêu chảy.

Theo kết quả nghiên cứu Viện Sốt rét - Ký sinh trùng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3 - 100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9 – 82,6%.

Các loại rau sống nên được rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy

Vậy phải làm sao để phòng ngừa nguy cơ nhiễm ký sinh trùng khi ăn rau sống?

Tốt hơn hết, bạn nên nhặt sạch rồi rửa rau nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh còn bám trên rau. Sau khi rửa rau sạch, bạn cũng nên vẩy ráo trước khi ăn. Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất bạn vẫn nên chần qua rau trước khi ăn.

Phụ nữ mang thai, người bị viêm đại tràng, đau dạ dày và người dễ bị cảm cúm tuyệt đối không nên ăn rau sống.

Gỏi, hản sản tươi sống

Luôn đeo găng tay khi sơ chế cá, hải sản

Các món gỏi, thủy hản sản tươi sống dễ bị nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là ấu trùng, trứng giun sán. Khi ăn các thực phẩm này, ấu trùng sẽ theo thức ăn vào đường ruột, sau đó di chuyển lên gan, mật dẫn tới nguy cơ nhiễm giun sán làm xơ hóa gan, viêm não, nhiễm khuẩn, thậm chí là ngộ độc và tử vong.

Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm giun sán từ các loại gỏi, thủy hải sản sống, bạn cần chú ý những điều sau ngay từ khâu chế biến:

Chỉ sử dụng nguyên liệu khi biết rõ nguồn gốc: Một số loại thủy hải sản sống ở vùng thủy triều đỏ hay nước ô nhiễm nặng có nguy cơ nhiễm giun, sán, ký sinh trùng gây ngộ độc cao. Tốt hơn hết bạn chỉ nên ăn các loại thủy hải sản tươi sống, biết rõ nguồn gốc.

Mang găng tay cao su khi sơ chế: Các loại ấu trùng trong nội tạng thủy hải sản có thể chui xuyên qua da vào cơ thể bạn. Tốt hơn hết nên đề phòng bằng cách đeo găng tay khi sơ chế chúng.

Loại bỏ hết nội tạng cá nếu muốn ăn sống: Ấu trùng sống trong ruột cá thường tồn tại dưới dạng xoắn, cuộn chặt, không màu trong các ổ tròn có đường kính khoảng 3mm. Trong cơ hoặc nội tạng cũng có các loại ấu trùng màu đỏ tía sống tự do, rất khó nhìn. Đây là lý do bạn phải nấu chín hoặc nên loại bỏ hoàn toàn các loại nội tạng cá trước khi ăn. 

Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm giun sán trong thực phẩm, tốt hơn hết bạn vẫn nên đảm bảo một số vấn đề sau:

- Rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước sạch, hạn chế ăn các thực phẩm chưa nấu chin.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất, cắt móng tay thường xuyên.
- Tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, vườn tược sạch sẽ. Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn.
- Tẩy giun định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa