Việt Nam giám sát chặt bệnh đậu mùa khỉ, 4 triệu chứng sán lá gan nhỏ

Có 12 quốc gia trên thế giới xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ

ĐT nữ Việt Nam lần thứ 7 vô địch SEA Games: xứng danh “Những cô gái kim cương”

Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 21/5/2022

Sốt xuất huyết có thể bùng phát thành dịch trong năm 2022

Làm sao phòng ngừa các dịch bệnh mùa Hè cho trẻ?

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến ngày 21/5, đã có 92 ca bệnh đậu mùa khỉ được xác nhận và 28 ca nghi nhiễm được báo cáo ở 12 quốc gia, trong đó có Anh, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Canada, Bỉ, Đức, Australia, Mỹ... Theo WHO, các cuộc điều tra dịch tễ vẫn đang được tiến hành. Tổ chức này dự đoán sẽ có nhiều trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ được xác định do mở rộng giám sát ở các nước không có dịch bệnh. Các bằng chứng hiện có cho thấy những người có nguy cơ cao nhất là những người đã tiếp xúc thân thể gần gũi với người bị bệnh đậu mùa khỉ khi họ đang có triệu chứng. Tại Việt Nam, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết các đơn vị đang theo dõi, giám sát chặt chẽ căn bệnh này để ngăn ngừa bệnh xâm nhập. Đồng thời, Cục cũng phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kịp thời cập nhật các thông tin về bệnh và các biện pháp ứng phó.

Theo Bộ Y tế có 4 triệu chứng nhận biết bệnh sán lá gan nhỏ khi ăn cá sống bao gồm: Rối loạn tiêu hóa (phân sống, đầy bụng, khó tiêu, ậm ạch, ăn nhiều mỡ đau tăng lên); Mệt mỏi, chán ăn, gầy sút; Đau tức hạ sườn phải và vùng gan, xuất hiện khi lao động nặng, đi lại hoặc khi sức khỏe giảm sút. Đôi khi có cơn đau gan điển hình và kèm theo vàng da, nước tiểu vàng, xuất hiện từng đợt, một số trường hợp bị sạm da; Gan có thể sưng to dưới bờ sườn, mềm, mặt nhẵn và tiến triển chậm, lúc này có thể đau điểm túi mật. Bộ Y tế khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh sán lá gan, không nên ăn gỏi cá và các loại thực phẩm chế biến từ cá chưa nấu chín...

Theo Tuổi trẻ online, sau hơn nửa năm có vai trò tuyến đầu điều trị người bệnh COVID-19 nặng tại Hà Nội, hôm qua 22/5, Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội chỉ còn 10 bệnh nhân, thời điểm cao điểm nhất bệnh viện có trên 200 bệnh nhân nặng. Đại diện bệnh viện cho biết đã có đề xuất Bộ Y tế để chuyển đổi công năng của bệnh viện, trở thành cơ sở y tế cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của người bệnh.

Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ vừa tiến hành can thiệp cứu sống 2 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng ngưng tim. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, huyết động tạm ổn, đang theo dõi tại phòng hồi sức tim mạch.

Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân mang khối u có kích thước 30cm, nặng gần 6kg. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau âm ỉ vùng bụng, đau khắp bụng, kinh không đều và bụng ngày càng to nhanh. Hiện tại, bệnh nhân sinh hiệu ổn, vết mổ tốt và đang được theo dõi tại bệnh viện. ThS.BS Trịnh Hoài Ngọc, Phó Trưởng Khoa Phụ khuyến cáo phụ nữ nên dành thời gian đi kiểm tra sức khỏe định kỳ nếu phát hiện bệnh, việc điều trị sớm sẽ đạt kết quả cao. Đồng thời, để phòng ngừa những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, những bệnh nhân có các triệu chứng bất thường nên đến khám tại bệnh viện chuyên sản phụ khoa để được phát hiện và điều trị kịp thời. ​

Ngày 20/5, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC) cho biết số ca tử vong ở trẻ mắc viêm gan chưa rõ nguyên nhân đã tăng lên 6 trường hợp. Giả thuyết nguyên nhân hàng đầu là do adenovirus 41. Tuy nhiên, CDC vẫn đang điều tra các nguyên nhân khác, chẳng hạn như liệu mắc COVID-19 có làm trẻ dễ nhiễm viêm gan bí ẩn hơn hay không./

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin