Sốt xuất huyết có thể bùng phát thành dịch trong năm 2022

Sốt xuất huyết hiện chưa có vaccine phòng ngừa và cũng chưa có thuốc đặc trị

Làm sao phòng ngừa các dịch bệnh mùa Hè cho trẻ?

Lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

TP.HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Xử trí kịp thời khi gặp các triệu chứng sốt xuất huyết

Tới thời điểm ngày 12/5, TP.HCM đã có 7.129 ca sốt xuất huyết (tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái). Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tới ngày 27/4 cả nước có 18.599 ca sốt xuất huyết và có 11 trường hợp tử vong.

ThS.BS Nguyễn Đình Quy - Phó trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) cho biết: “Trong 4 tháng đầu năm 2022, bệnh viện đã tiếp nhận 2.006 lượt khám sốt xuất huyết, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó có 154 ca nặng cần cấp cứu, chiếm 17% số ca nhập viện. Tới nay số ca nhập viện và trở nặng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.”

Theo ý kiến của các chuyên gia dịch tễ, cứ 4-5 năm thì sốt xuất huyết Dengue lại bùng lên thành dịch. Đợt dịch sốt xuất huyết lớn nhất tại TP.HCM gần đây là vào năm 2019, với 65.000 ca nhiễm. Theo chu kỳ, năm 2022, sốt xuất huyết có thể lại gây ra trận dịch lớn.

Dự đoán đỉnh dịch sốt xuất huyết rơi vào tuần thứ 25-26 (tháng 6-7) của năm 2022 - Ảnh: Sức khỏe & Đời sống

Dự đoán đỉnh dịch sốt xuất huyết rơi vào tuần thứ 25-26 (tháng 6-7) của năm 2022 - Ảnh: Sức khỏe & Đời sống

Khi dịch COVID-19 tạm thời trong tầm kiểm soát, bệnh sốt xuất huyết lại có nguy cơ bùng phát. Trao đổi với báo Người Lao Động, ThS.BS Lương Chấn Quang - Phó Trưởng Khoa Kiểm soát Phòng ngừa Bệnh tật, Viện Pasteur TP.HCM cho biết: “Hiện tại, cuộc sống trở lại bình thường, việc giao lưu đi lại là cơ hội để muỗi phát tán nhiều hơn. Bên cạnh đó, 2 năm sốt xuất huyết yên ắng, số người chưa mắc tích lũy rất cao. Từ cuối năm, chúng tôi đã dự báo sốt xuất có thể gia tăng nếu không can thiệp kịp thời là bùng dịch.”

Sốt xuất huyết Dengue hiện chưa có vaccine phòng ngừa và cũng chưa có thuốc đặc trị. Có tới 4 type virus sốt xuất huyết, do đó, người từng bị sốt xuất huyết vẫn có thể tái nhiễm 2-3 lần. Biện pháp phòng bệnh chủ động là mỗi cá nhân, mỗi gia đình cần thực hiện diệt lăng quăng, diệt muỗi thường xuyên.

- Dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, không để có vật chứa đọng nước làm phát sinh lăng quăng. Lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; Cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng ít nhất 1 lần/tuần, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối…

Loại bỏ các dụng cụ chứa nước đọng - nơi muỗi đẻ trứng

Loại bỏ các dụng cụ chứa nước đọng - nơi muỗi đẻ trứng

- Đậy kín dụng cụ chứa nước (lu, hồ, phuy) khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi.

- Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng.

- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ xua đuổi muỗi như nhang muỗi, xịt đuổi muỗi, kem đuổi muỗi… Ngủ màn (mùng) kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt. Việc phun thuốc diệt muỗi nên thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế để tránh tình trạng muỗi kháng thuốc. 

Trong mùa mưa, ngoài sốt xuất huyết, trẻ em còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh lây nhiễm như tay chân miệng. Khi trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục từ 2 đến 3 ngày, phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xác định nguyên nhân. Người bị sốt xuất huyết, nếu được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ để tránh các biến chứng nguy hiểm với tính mạng.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin