Dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng gia tăng báo động tại TP.HCM

Các nhà trẻ, trường mẫu giáo cần thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng

Bệnh đậu mùa khỉ trỗi dậy ở Châu Âu, phát hiện và điều trị sán lá gan nhỏ

Quy định mới trong phân luồng, sàng lọc COVID-19 tại cơ sở khám chữa bệnh

Bộ Y tế: Không bỏ sót tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho người dân

Ngày thế giới phòng chống tăng huyết áp, TP.HCM sắp tiêm vaccine mũi 4

Bộ Y tế đặt mục tiêu từ năm 2022 đến 2025 kiểm soát tình trạng béo phì, dự phòng các bệnh mạn tính không lây nhiễm ở trẻ em, thiếu niên và người trưởng thành. Đây là một trong 5 mục tiêu được đặt ra tại Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025 do Bộ Y tế ban hành ngày 19/5. Theo đó, đến năm 2025, tỷ lệ béo phì, thừa cân ở trẻ dưới 5 tuổi giảm còn dưới 10%, dưới 19% đối với nhóm 5-18 tuổi, dưới 20% với người trưởng thành.

Thời tiết nóng ẩm, việc giao lưu đi lại là những điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm trong mùa Hè. Bộ Y tế vừa có công điện gửi các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Hè như sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy, viêm não, bạch hầu, ho gà... Đối với các bệnh dịch có vaccine phòng bệnh, các địa phương tăng cường chỉ đạo tổ chức triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 90% theo quy mô xã, phường và sử dụng hiệu quả nguồn vaccine.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, đến ngày 20/5, số ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng báo động so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong 4 tháng đầu năm 2022, thành phố ghi nhận gần 1.600 trường hợp mắc tay chân miệng, với 96% các trẻ mắc bệnh ở độ tuổi từ 1 - 5 tuổi. Từ đầu năm, thành phố ghi nhận 6 ca tử vong do sốt xuất huyết. Ngành y tế TP.HCM tăng cường kiểm tra, giám sát các địa bàn trọng điểm, các điểm nguy cơ và xử lý ổ dịch.

Cây muồng tây, hay muồng lá khế, tên khoa học là Senna occidentalis có chứa chất độc anthraquinone

Cây muồng tây, hay muồng lá khế, tên khoa học là Senna occidentalis có chứa chất độc anthraquinone

Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai hiện đang điều trị cho 2 bệnh nhân bị ngộ độc quả muồng tây dẫn đến teo cơ, liệt toàn thân. Khoảng thời gian từ tháng 9 - 11/2021, bệnh nhân cùng chồng có được người quen cho hạt đậu muồng để trồng và ăn, nhằm phòng ngừa bệnh đái tháo đường. 2 bệnh nhân đã thăm khám ở nhiều bệnh viện, sau đó được chuyển đến Trung tâm Chống độc ngày 12/4, trong tình trạng teo cơ, hạn chế vận động hai tay, nói khó và liệt 2 chân. 

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, độc tố trong cây muồng tây là anthraquinone, tập trung nhiều ở hạt, đã được ghi nhận gây độc với cơ, thần kinh, đặc biệt gây hoại tử cơ, thoái hóa cơ, tổn thương gan, não và tử vong trên người và động vật. Trung tâm Chống độc đã nỗ lực điều trị bằng những giải pháp tối ưu nhất, sức khỏe bệnh nhân đã được cải thiện một phần nhưng về lâu dài thì nguy cơ vẫn có để lại di chứng. Trường hợp này là cảnh báo người bệnh không nên nghe theo lời truyền miệng, dùng cây lạ để chữa bệnh.

Theo VTV.vn, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nối ngón tay đứt lìa cho nam bệnh nhân 51 tuổi bị tai nạn lao động. Bệnh nhân bị máy cắt vào ngón II, III bên tay trái. May mắn là các phần chi đứt lìa được bảo quản tốt, các bác sỹ nhanh chóng cấp cứu, hội chẩn và quyết định nối lại các ngón tay bị đứt bằng kỹ thuật vi phẫu nối mạch chi.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin