10 lần vỡ đường ống nước sông Đà: Lãnh đạo tắc trách bị bắt giữ

Hiện trường điểm vỡ ống nước ngày 12/7/2014

Vinaconex trì hoãn lắp đường ống nước sạch số 2 đến tháng 8

Vinaconex chọn ống gang dẻo sau 10 lần vỡ ống

Niềm tin đặt “nhầm” Vinaconex?

Có hay không “bất thường” trong sự mạnh dạn đi đầu của Vinaconex?

Theo hồ sơ vụ án, ông Hoàng Thế Trung đã không giám sát, không thực hiện đúng kỹ thuật và kiểm tra năng lực của nhà thầu trong quá trình xây dựng đường ống nước sạch sông Đà DN1500. Đây là nguyên nhân khiến đường ống kém chất lượng, vỡ liên tục trong thời gian qua.

Tuyến đường ống nước sông Đà do Vinaconex làm chủ đầu tư với số vốn lên tới 1.500 tỷ đồng, được đưa vào hoạt động từ năm 2008 với công suất 300.000 m3 nước mỗi ngày. Trong 6 năm hoạt động, đường ống dẫn nước DN1500 từ Nhà máy nước Sông Đà (Hòa Bình) đã 10 lần vỡ hoặc gặp sự cố.

Lần đầu tiên xảy ra sự cố vỡ đường ống là ngày 4/2/2012, tại KM10+900 trên Đại lộ Thăng Long (TP. Hà Nội). Sáng 15/1/2015, đường ống nước sạch sông Đà tiếp tục gặp sự cố tại địa phận huyện Quốc Oai (TP. Hà Nội), khiến hơn 70.000 hộ dân Thủ đô mất nước sạch sinh hoạt. Đây là lần thứ 10, đường ống nước sông Đà bị vỡ.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, nguyên nhân gây ra hàng loạt sự cố như trên là do chất lượng đường ống không đồng đều, độ bám dính của các lớp cấu tạo ống chưa tốt, các ống bị xô lệch trong quá trình lắp đặt, gia tăng tải trọng tác động lên ống do thiếu tấm bê tông dàn tải tại hầm chui dân sinh... Tuyến ống còn bị ảnh hưởng bởi việc vận hành, khai thác đại lộ Thăng Long và ống làm bằng vật liệu composite cốt sợi thủy tinh có thể bị suy giảm một số chỉ tiêu cơ lý theo thời gian.

Để ổn định cuộc sống người dân TP. Hà Nội, tháng 7/2014, Hà Nội thống nhất với đề nghị của Bộ Xây dựng cho phép Vinaconex thi công đường ống truyền dẫn số 2 với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay thương mại.

Thanh Hà H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn