Vụ bố đánh con bằng điếu cày: Sự bất lực!

Cháu bé bị bố đánh bằng điếu cày đã tử vong

Cháu bé 8 tuổi bị bố đánh bằng điếu cày đang rất nguy kịch

Bé trai 8 tuổi nguy kịch vì bị bố đánh bằng điếu cày

Liên quan đến câu chuyện bé trai 8 tuổi bị bố đánh chấn thương sọ não và qua đời ngày 18/3 tại Bắc Ninh, Thạc sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân (Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM) đã vô cùng bức xúc.

Theo nhìn nhận của ông Quân, sinh con ra, không bậc cha mẹ nào không yêu thương con cái. Tuy nhiên, hành động độc ác dã man của người cha trong câu chuyện này không thể lý giải được. Việc bạo hành con ruột đến mức nguy hiểm đến tính mạng, chứng tỏ người cha đã không thể kiểm soát được mình. Điều đó chứng tỏ sự yếu kém trong việc nuôi dạy con cái, thể hiện sự bất lực của chính người cha.

Nói về phương pháp nuôi dạy và giáo dục con cái, Thạc sĩ Quân cho rằng đã phạt con thì phải công minh, phạt để trẻ lớn hơn, để trẻ nhận thức được đúng sai chứ không phải để hằn trong đầu chúng những hình ảnh bạo lực. Trẻ con, có thể lúc đó sẽ sợ nhưng không ai khẳng định được chúng sẽ không tái phạm. Tuy nhiên, có những phụ huynh phạt con lại chỉ để hả cơn giận trong người.

“Các bậc cha mẹ cần tỉnh táo lại và xác định rõ những nguyên tắc chung trong việc giáo dục con. Trách phạt con cái phải có sự đồng thuận trong gia đình. Nếu ai quá đà thì phải có sự can thiệp ngay. Đừng để đến khi có hậu quả đâu lòng xảy ra thì mới suy nghĩ, ân hận”, ông Quân khuyến cáo.


Bé Lộc trong thời gian nằm tại bệnh viện. Ảnh: Lao Động

Câu chuyện người cha đánh con ruột gần chết khiến PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng là do trình độ dân trí thấp.

Đối với những người cha, người mẹ có trình độ dân trí thấp, thì mỗi khi nóng giận hoặc bị ức chế, khả năng kiểm soát hành vi thường kém. Lúc đó, họ chỉ nghĩ đến việc hành xử theo cách “cơ học”, tức là dùng đòn roi trút lên cơ thể của những đứa con đang còn sống phụ thuộc vào họ.

Trong trường hợp cụ thể này, cháu bé bị cha đánh đến chấn thương sọ não, có thông tin rằng cả bố và mẹ của cháu đều phải ngồi tù. Khi cháu vừa sinh ra thì mẹ cháu phải chịu án tù 20 năm, và chính hai bác gái (chị ruột của mẹ cháu) đã nuôi dưỡng cháu, chờ đến khi bố cháu ra tù rồi trao cháu lại cho bố cháu nuôi. Theo Giáo sư Trịnh Hòa Bình, môi trường và hoàn cảnh sống cũng là một yếu tố góp phần trong việc người cha bạo hành chính con ruột của mình.

“Có lẽ, người bố này cũng đang trong tình trạng khốn quẫn, bị nhiều ức chế bủa vây nên thể hiện quyền uy của mình bằng cách trút giận lên đứa con trai mới vừa bước vào lớp 1. Nhưng chung quy lại, dù vì lí do gì thì đó cũng là một hành động không thể chấp nhận được. Làm bố làm mẹ thì đừng bao giờ trút sự hằn học lên những thân phận nhỏ nhoi của con trẻ”, ông Trịnh Hòa Bình nói.

Trước đó, ngày 16/3, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) tiếp nhận ca cấp cứu bé trai Đỗ Doãn Lộc (sinh năm 2006, ở phố Nhà Chung, phường Tiền An, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) trong tình trạng chấn thương sọ não, hôn mê sâu do bị đánh rất dã man.

Theo hồ sơ bệnh án, chiều tối ngày 15/3, bệnh nhi Lộc được chuyển đến từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, tụ máu nhiều ở não, xung huyết vùng mặt, tay, chân.

Theo người bác ruột của cháu Lộc, sáng 15/3, cháu bị bố đẻ dùng điếu cày đánh liên tiếp vào người và mặt, ngất đi. Đến trưa, thấy cháu không tỉnh, người bố mới bế con sang nhà một người bác để đưa đi cấp cứu. Được biết, người cha của cháu bé vừa mãn hạn tù về nhà, còn người mẹ vẫn đang trong trại giam.

Cháu Lộc đã qua đời vào lúc 15h ngày 18/3.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cộng đồng lên tiếng