WHO cảnh báo: Arabia Saudi bùng phát dịch MERS-CoV

MERS-CoV đang bùng phát tại Arabia Saudi và có nguy cơ lây lan mạnh

Đức ghi nhận ca nhiễm MERS-CoV đầu tiên trong năm

Thêm 21 người tử vong vì MERS-CoV

Ghi nhận ca nhiễm MERS-CoV đầu tiên tại Philippines

Xuất hiện ca nhiễm MERS-CoV đầu tiên tại Áo

Virus HIV và MERS nguy hiểm hơn nhiều so với các nghiên cứu cũ

Bộ Y tế Saudi Arabia cho biết trong số ba ca tử vong có một người nước ngoài. Cả ba người này đều gặp các vấn đề khác về sức khỏe và đã được điều trị cách ly tại một bệnh viện công tại thủ đô Riyadh một thời gian trước đó.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các bệnh nhân trong độ tuổi từ 34 - 91 tuổi, trong đó có năm ca tử vong và sáu ca trong tình trạng nguy cấp.

Trước đó, ngày 6/3, giới chức Saudi Arabia đã mở chiến dịch tuyên truyền trên mạng truyền thông xã hội, các đài phát thanh - truyền hình, sách báo và mạng điện thoại di động.

Chiến dịch này được đưa ra sau khi một nhóm nghiên cứu quốc tế của WHO, Tổ chức Lương Nông và Tổ chức Thú y thế giới lập nhóm điều tra về sự gia tăng các trường hợp nhiễm MERS-CoV ở Saudi Arabia.

WHO khuyến cáo người dân không nên tiếp xúc với lạc đà và phải rửa tay thường xuyên

Tháng 2/2015, chính phủ Saudi Arabia cũng ra chỉ thị đình chỉ chế độ nghỉ phép trong ba tháng đối với các nhân viên y tế tại các cơ quan chịu trách nhiệm phòng chống MERS-CoV.

MERS-CoV được xếp cùng họ với virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS), từng ám ảnh châu Á năm 2003. Giống như SARS, virus MERS gây ra các triệu chứng cúm và có thể truyền từ động vật sang người.

Giới khoa học nhận định MERS-CoV nguy hiểm hơn SARS vì có thể gây suy thận và tỷ lệ tử vong ở người nhiễm bệnh lên tới 51%.

Hiện các chuyên gia vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu đặc tính của MERS-CoV cũng như vaccine phòng bệnh.

Tư vấn của WHO đối phó với tình hình dịch bệnh:

- Khuyến khích tất cả các nước thành viên tiếp tục giám sát của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và xem xét cẩn thận bất kỳ trường hợp khác thường nào.

- Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng là rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan có thể có của MERS-CoV trong các cơ quan y tế. Bệnh nhân có MERS-CoV khó có thể xác định sớm như nhiễm trùng đường hô hấp khác, các triệu chứng sớm của MERS-CoV không rõ ràng. 

 - Nhân viên y tế chăm sóc luôn luôn áp dụng biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn với tất cả các bệnh nhân, bất kể chẩn đoán như thế nào. Đối với các nhân viên chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân ngoài bảo vệ đường hô hấp còn phải bảo vệ mắt.

- Những người có bệnh đái tháo đường, suy thận, bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch là người có nguy cơ cao nhiễm MERS-CoV. Do đó, những người này nên tránh tiếp xúc gần gũi với động vật, đặc biệt là những con lạc đà.

 - Các biện pháp vệ sinh chung, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên trước và sau khi chạm vào động vật cần được tuân thủ triệt để.

- Người dân nên tránh uống sữa tươi lạc đà, hoặc ăn thịt mà không được nấu chín đúng cách.

Tiểu Bắc H+ (Theo WHO)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn