BV Nhi Trung ương tổ chức hội nghị về suy giảm miễn dịch tiên phát

Hội nghị được tổ chức ngày 16/11 với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành

Việt Nam đạt mốc tiêm chủng 100 triệu liều vaccine COVID-19

Chính phủ Áo tặng Việt Nam 50.000 liều vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca

Không giãn cách diện rộng, Hà Nội ứng phó với COVID-19 thế nào?

Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine ngừa COVID-19

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vì vậy, nếu có suy giảm miễn dịch bằng bất kì lý do gì, từ bẩm sinh tới mắc phải, đều khiến chúng ta nhiễm virus, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng và tử vong. Suy giảm miễn dịch tiên phát là những rối loạn di truyền hiếm gặp do đột biến gene, làm suy giảm hệ thống miễn dịch, nhiều khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng nặng, kéo dài, ảnh hưởng tới tính mạng nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.”

“Để xác định phương pháp nào điều trị hiệu quả nhất còn phụ thuộc vào loại suy giảm miễn dịch của mỗi người. Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người, đặc biệt là những người có bệnh nền, trong đó phải kể đến những người có các bệnh suy giảm miễn dịch tiên phát. Vì vậy việc điều trị cho người bị suy giảm miễn dịch tiên phát trong giai đoạn COVID-19 cần phải được quan tâm”, PGS.TS. Trần Minh Điển nhấn mạnh.

 

Theo đó, với những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, ngày càng có nhiều bệnh nhân được chẩn đoán sớm và điều trị bằng những phương pháp như bổ sung kháng thể thiếu hụt, điều trị nhiễm trùng, điều trị dự phòng và một số loại bệnh có thể điều trị bằng ghép tế bào gốc, bệnh nhi suy giảm miễn dịch tiên phát hiện nay có cơ hội để có thể sống khỏe mạnh như những trẻ bình thường.

Tại hội nghị, TS.BS. Nguyễn Thị Vân Anh, Phó Trưởng khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương đã trình bày báo cáo về tổn thương phổi trong bệnh lý suy giảm miễn dịch tiên phát. Theo đó, TS.BS. Nguyễn Thị Vân Anh nhấn mạnh nhiễm trùng đường hô hấp tái diễn là một dấu hiệu quan trọng để xác định bệnh nhân có phải bị suy giảm miễn dịch hay không. Để điều trị kịp thời và cứu sống bệnh nhi, cải thiện chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhi, TS.BS. Nguyễn Thị Vân Anh đánh giá cao các phương pháp điều trị như thay thế kháng thể thiếu hụt, ghép tế bào gốc, cũng như nêu ra vai trò của việc chủng ngừa, lập phác đồ điều trị dự phòng cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch bẩm sinh.

Cũng trong buổi hội nghị, TS.BS. Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã cập nhật các quan điểm y tế mới nhất trên thế giới về ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới các bệnh nhi bị suy giảm miễn dịch tiên phát. Theo đó, có những trường hợp suy giảm miễn dịch tiên phát không gây tình trạng nặng hơn ở bệnh nhi nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, nhóm bệnh nhi này vẫn có nguy cơ tiến triển nặng cao, vẫn cần được điều trị tại bệnh viện để theo dõi quá trình biến đổi, không được tự điều trị tại nhà.

Đặc biệt, đối với bệnh nhi bị suy giảm miễn dịch tiên phát, cơ thể sẽ không sản sinh được kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Điều này có nghĩa chúng ta không thể khẳng định sau khi khỏi, trẻ sẽ không mắc lại COVID-19. Do đó, trẻ bị suy giảm miễn dịch thứ phát vẫn nên được tiêm vaccine ngừa COVID-19 như những trẻ khác.

Vi Bùi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội