Đã tìm ra nguyên nhân hình thành cục máu đông ở bệnh nhân COVID-19

Tìm ra cơ chế gây ra cục máu đông nghiêm trọng ở bệnh nhân COVID-19.

Việt Nam xử lý được đông máu sau tiêm vaccine COVID-19 từ tuyến cơ sở

Mỹ: 6 ca đông máu sau khi tiêm vaccine Johnson & Johnson

Những dưỡng chất và thực phẩm chức năng giúp chống đông máu

5 dấu hiệu cảnh báo bạn đang có cục máu đông

Trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân nhập viện do nhiễm trùng COVID-19 nặng đã gặp phải tình trạng đông máu bất thường có thể dẫn đến tử vong.

Để tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này, các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa RCSI đã tiến hành phân tích các mẫu máu được lấy từ những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng tại Bệnh viện Beaumont ở Dublin (Ireland). Họ phát hiện ra rằng sự cân bằng giữa một loại protein gây đông máu, được gọi là Yếu tố von Willebrand (VWF), chất điều chỉnh của nó, được gọi là ADAMTS13, bị phá vỡ nghiêm trọng ở những bệnh nhân bị COVID-19 nặng.

Khi so sánh với các nhóm đối chứng, máu của bệnh nhân COVID-19 có mức độ các phân tử VWF chống đông máu cao hơn và mức độ ADAMTS13 thấp hơn. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã xác định những thay đổi khác trong các protein VWF gây ra việc giảm ADAMTS13.

Tiến sĩ Jamie O'Sullivan, tác giả của nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi giúp cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cơ chế gây ra cục máu đông nghiêm trọng ở bệnh nhân COVID-19”.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, quá trình đông máu bất thường xảy ra ở những bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 nặng, gây ra các cục máu đông vi mô trong phổi. Phát hiện của nhóm nghiên cứu còn cho thấy, những bệnh nhân có mức độ đông máu cao hơn có tiên lượng xấu hơn đáng kể và nhiều khả năng phải nhập viện ICU (Khoa Hồi sức tích cực).

Theo tiến sĩ Jamie O'Sullivan, phân tích mẫu máu của những bệnh nhân COVID-19 này cho thấy mức độ protein VWF tăng cao gấp 5-6 lần bình thường. Đây là một loại protein lớn, giống như một chất kết dính các tiểu cầu trong máu, ngăn tình trạng chảy máu quá mức ở cơ thể. Song song với đó là mức độ giảm bất thường của một loại protein khác (hoặc enzym) trong máu có nhiệm vụ điều hòa quá trình đông máu, gọi là Adamts13. Điều này phần nào giải thích tại sao một số bệnh nhân COVID-19 nặng phát triển biến chứng đông máu nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Các nhà khoa học cho rằng, trong khi cần nghiên cứu thêm để xác định xem liệu các mục tiêu nhằm điều chỉnh mức độ ADAMTS13 và VWF có thể là một can thiệp điều trị thành công hay không thì điều quan trọng là vẫn phải tiếp tục phát triển các liệu pháp điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí The Journal of Thrombosis and Haemostasis (Tạm dịch là: Chuyên san Huyết khối và đông máu).

Hiệp Nguyễn H+ (Theo Thejournal)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn