- Chuyên đề:
- Suy tim
Mổ thay van tim có nguy hiểm không là thắc mắc chung của hầu hết người bệnh van tim
Thiếu máu cơ tim nguy hiểm không, cách điều trị để ngừa biến chứng?
Hở van tim 2 lá 2/4 và hở van tim 3 lá 2/4 có nặng không?
4 rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người bệnh suy tim và cách khắc phục
Thay van tim sống được bao lâu, làm sao kéo dài tuổi thọ?
Phẫu thuật thay van tim nguy hiểm không chỉ bởi những rủi ro trong quá trình tiến hành phẫu thuật mà còn vì những biến chứng tiềm ẩn sau thay van.
Những biến chứng có thể gặp phải trong phẫu thuật thay van tim
Ngay trong quá trình thực hiện phẫu thuật thay van tim, người bệnh đã có thể gặp phải một số nguy cơ biến chứng sau:
- Phản ứng với thuốc gây mê: Một số người có thể sẽ có phản ứng tăng nhịp tim, tăng huyết áp khi sử dụng thuốc gây mê trong phẫu thuật.
- Chảy máu trong quá trình phẫu thuật: Người bệnh có thể bị chảy máu trong khi phẫu thuật. Nếu lượng máu mất đi quá nhiều, người bệnh sẽ cần phải được truyền máu.
- Chấn thương trong phẫu thuật: Phẫu thuật có thể vô tình gây ra thương tổn tới những bộ phận khác trong cơ thể.
Những biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật thay van tim
Thay van tim có nguy hiểm không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, phương pháp phẫu thuật (mổ nội soi hay mổ tim hở), thay van cơ học hay van sinh học, thuốc điều trị hay các bệnh mắc kèm… đều có thể tác động tới nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật thay van tim.
Một số biến chứng sau phẫu thuật thay van tim thường gặp có thể bao gồm:
Hình thành cục máu đông
Hình thành cục máu đông gây đau tim, đột quỵ là biến chứng nguy hiểm sau thay van tim
Những người thay van tim cơ học sẽ có nguy cơ hình thành cục máu đông (huyết khối) cao hơn so với thay van sinh học. Cục máu đông có thể gây kẹt van (hay gặp với van cơ học) hoặc rách lá van (hay gặp ở van sinh học), gây rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ (do cục máu đông di chuyển lên não làm tắc mạch máu não) hoặc nhồi máu cơ tim.
Để ngăn hình thành cục máu đông, bạn cần dùng thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sỹ và theo dõi định kỳ chỉ số đông máu INR nhằm điều chỉnh thuốc kịp thời.
Xuất huyết do dùng thuốc
Dùng thuốc chống đông máu là cần thiết để ngăn hình thành cục máu đông. Tuy nhiên, sử dụng thuốc trong khoảng thời gian dài hoặc dùng với liều không phù hợp lại có thể làm tăng nguy cơ chảy máu (xuất huyết) với biểu hiện là các vết bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết dạ dày, nặng hơn là xuất huyết não. Bạn có thể kiểm soát nguy cơ biến chứng này bằng cách kiểm soát tốt chỉ số đông máu.
Rối loạn nhịp tim
Rung nhĩ (một dạng rối loạn nhịp tim) là biến chứng thường gặp nhất sau thay van tim. Biến chứng này nguy hiểm ở chỗ có thể gây ngừng tim, tăng nguy cơ đột tử.
Thay van tim cũng có thể dẫn tới rung nhĩ, rối loạn nhịp tim nhanh
Viêm nội tâm mạc
Đây là một biến chứng nguy hiểm, mặc dù ít gặp nhưng tỷ lệ tử vong cao (40 - 50%). Viêm nội tâm mạc “sớm” xảy ra trong vòng 60 ngày sau phẫu thuật và viêm nội tâm mạc “muộn” xảy ra ở giai đoạn sau can thiệp một thời gian. Viêm nội tâm mạc dễ gây hư hỏng van và người bệnh có thể phải thay van lần hai.
Đặc biệt, viêm nội tâm mạc là một biến chứng sau phẫu thuật thay van tim rất nguy hiểm. Theo đó, đây là tình trạng nhiễm khuẩn trên bề mặt nội mạc của tim. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có thể làm loét chân van, sùi mép van.
Để ngăn ngừa biến chứng này, người bệnh có thể phải dùng thuốc kháng sinh trước và sau phẫu thuật, chú ý vệ sinh răng miệng…
Van bị thoái hóa
Van sinh học có tuổi thọ ngắn hơn van cơ học và thoái hóa dần theo thời gian. Tuổi thọ của các van sinh học trung bình từ 8 - 10 năm sau mổ. Do đó, hiện số lượng người bệnh thay van sinh học là khá ít, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt.
Biến chứng hở cạnh chân van
Biến chứng này xảy ra khi bị tuột chỉ khâu van, nhiễm khuẩn, xơ hóa hoặc calci hóa xung quanh vòng van. Biến cố này là lành tính nếu chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, nhưng nếu bị nặng bạn sẽ cần phải mổ lại.
Khi nào người bệnh hở van cần thay van tim?
Người bệnh hẹp hở van tim nặng (hở van từ 3/4 - 4/4 hoặc hẹp van với diện tích lỗ van nhỏ hơn 1,5cm2), không còn đáp ứng với thuốc điều trị sẽ được chỉ định phẫu thuật mổ thay van tim.
Ngoài ra, nếu như bạn gặp phải các triệu chứng cơ năng của suy tim, phân suất tống máu giảm, cấu trúc tim bị thay đổi (tim to) hay có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng rung nhĩ cũng cần được thay van tim.
Cần làm gì khi chưa phải thay van tim?
Với những người chỉ bị hẹp/hở van tim nhẹ hay chưa đủ điều kiện về kinh tế, sức khỏe để thay van, bạn cần thực hiện các biện pháp trì hoãn thay van như điều trị bằng thuốc kết hợp với lối sống lành mạnh:
- Điều trị bằng thuốc: Có thể giúp kiểm soát, làm giảm triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sỹ sẽ cân nhắc cho bạn sử dụng một hay nhiều loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc trợ tim, thuốc giãn mạch, thuốc chống đông máu…
- Thay đổi lối sống lành mạnh hơn: Người bệnh nên chú ý tập thể dục với các bài tập giúp tăng cường sức khỏe tim mạch nhẹ nhàng (như đi bộ, bơi lội, yoga…) khoảng 30 phút/ngày; Có chế độ ăn uống lành mạnh (ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, cá và ngũ cốc nguyên hạt; Tránh ăn nhiều muối, đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn); Tìm cách giảm lo lắng, căng thẳng.
- Bổ sung thực phẩm hỗ trợ giúp tăng cường chức năng tim, tăng cường lưu thông máu. Qua đó giúp làm giảm các triệu chứng hồi hộp, đau ngực, khó thở, mệt mỏi; Bảo tồn chức năng van tim nên ngăn van không tiến triển hẹp hở nặng hơn, trì hoãn nguy cơ phải thay van tim. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý lựa chọn thực phẩm hỗ trợ đã được kiểm chứng lâm sàng và được báo chí trong và ngoài nước đăng tải, nhằm đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị.
Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - dùng cho người bệnh tim mạch
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và đăng tạp chí quốc tế cho thấy hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; Giảm cholesterol, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.
Sản phẩm Ích Tâm Khang phù hợp cho người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch (do tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành....) và người có nguy cơ tim mạch như người cao tuổi, có tiền sử gia đình bị tim mạch.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn