"Bệnh từ miệng vào", kiểm soát ra sao?

Nâng cao năng lực kiểm nghiệm thực phẩm đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý về an toàn thực phẩm

Những lưu ý khi sử dụng cơm nguội

Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Vụ học sinh nghi ngộ độc ở Thanh Oai: Không phải do nước ngọt

ATTP trong bếp ăn tập thể: Quan trọng là truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Đây là một trong những thông tin đáng chú ý tại Hội nghị khoa học quốc tế về Kiểm nghiệm thực phẩm năm 2024 do Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, Bộ Y tế tổ chức. 

Chia sẻ tại Hội nghị, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phúc - Nhóm An ninh Y tế và Các tình trạng Y tế công cộng khẩn cấp, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho hay, mối nguy hiểm từ thực phẩm gây ra tiêu chảy như Norovirus, Campylobacter spp, Enteropathogenic E.coli... gây ra phần lớn các ca bệnh và tử vong.

Ngoài ra, còn có các mối nguy sinh học, hóa học trong thực phẩm như độc tố tự nhiên, dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc thú y, phụ gia thực phẩm dùng quá liều lượng… Chúng có thể gây ra ngộ độc cấp tính, hoặc tích lũy trong cơ thể và ảnh hưởng dần tới sức khỏe. Từ quá trình sản xuất, nuôi trồng, bảo quản đến lưu thông, phân phối và chế biến cũng có thể tạo ra thêm các mối nguy hại.

Trước sự phức tạp và đa dạng của các mối nguy trên, các quốc gia cần phải có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả dựa trên bằng chứng khoa học và các dữ liệu nghiên cứu đáng tin cậy.  

Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chỉ đạo Hội nghị khoa học quốc tế về Kiểm nghiệm thực phẩm năm 2024

Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chỉ đạo Hội nghị khoa học quốc tế về Kiểm nghiệm thực phẩm năm 2024

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhận định, những năm gần đây, thực phẩm trên thị trường phong phú về chủng loại và đa dạng về mẫu mã, nhưng cũng có nhiều sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

“Cơ quan quản lý nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm đồng thời chủ động phối hợp trong xây dựng quy định, chính sách pháp luật và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý các cơ sở vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Kiểm nghiệm thực phẩm đưa ra kết quả chính xác sẽ đáp ứng kịp thời yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý về an toàn thực phẩm”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Để đẩy mạnh hoạt động đánh giá nguy cơ nhằm cung cấp các bằng chứng khoa học hỗ trợ công tác quản lý an toàn thực phẩm, những năm gần đây, hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm tại Việt Nam dần được chú trọng đầu tư. Bộ Y tế đã phê duyệt quyết định thành lập Trung tâm Đánh giá Nguy cơ về An toàn thực phẩm, thuộc Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia.

Trung tâm đánh giá nguy cơ đầu tiên thuộc Bộ Y tế sẽ thực hiện các nhiệm vụ đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm giúp cung cấp các bằng chứng khoa học cho cơ quan quản lý. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp quản lý nguy cơ và truyền thông nguy cơ hiệu quả, góp phần cải thiện hệ thống an toàn thực phẩm của quốc gia, giúp giảm thiểu ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây ra, thúc đẩy sự phát triển thương mại thực phẩm trong và ngoài nước.

 

Cũng tại Hội nghị, Tiến sĩ Lars Niemann - Viện Đánh giá nguy cơ Liên bang Đức cho hay, hóa chất bảo vệ thực vật (chất diệt cỏ, chất diệt nấm, chất diệt côn trùng) có hại với cả con người, môi trường và đa dạng sinh học. Chính vì vậy, hóa chất bảo vệ thực vật phải được quản lý nghiêm ngặt và đánh giá kỹ lưỡng về độc tính. Thai nhi, trẻ em, phụ nữ mang thai, người già, người có nguy cơ đặc biệt là những đối tượng cần bảo vệ khỏi hóa chất bảo vệ thực vật.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội