Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM là bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM là bệnh viện tuyến cuối trong lĩnh vực nhiễm trùng và truyền nhiễm

Y tế tuần: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội công bố ca song thai hy hữu

Y tế tuần: BV Hữu Nghị có phó giám đốc mới, nuôi sống bé sinh non nặng 700gr

Y tế tuần: Ứng dụng liệu pháp tế bào điều trị ung thư máu

Lần đầu ghép da từ người cho chết não, sản phụ 140kg "vượt cạn" thành công

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM xác lập kỷ lục Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao xác lập kỷ lục là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam". Đến nay Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã tròn 160 năm cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt trong lĩnh vực nhiễm trùng và truyền nhiễm.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM được xây dựng năm 1862, lấy tên ban đầu là Bệnh viện Chợ Quán. Bệnh viện được giao nhiệm vụ là bệnh viện chuyên khoa về truyền nhiễm, phụ trách điều trị, phòng chống dịch cho TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam. Hiện trong khuôn viên còn có di tích nhà tù, nơi đã giam giữ nhiều tù chính trị của Việt Nam, trong đó có đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú.

Trước tình trạng cơ sở hạ tầng tại khoa khám bệnh của bệnh viện đã xuống cấp, gây khó khăn cho người dân mắc các bệnh truyền nhiễm đến khám, điều trị tại đây, TP.HCM đang khẩn trương triển khai dự án cải tạo Bệnh viện để có một cơ sở khang trang, thoáng mát, hiện đại, điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Ngành Huyết học – Truyền máu Việt Nam đã có những bước tiến rất nhanh

Hội nghị Huyết học - Truyền máu toàn quốc năm 2022 - Ảnh: Lao Động

Hội nghị Huyết học - Truyền máu toàn quốc năm 2022 - Ảnh: Lao Động

Trong những năm vừa qua, ngành Huyết học - Truyền máu không ngừng nỗ lực phát triển, làm được đa phần những kỹ thuật mới nhất mà khu vực và trên thế giới đang thực hiện.

Bên lề Hội nghị Khoa học Huyết học - Truyền máu năm 2022, tổ chức ngày 24-25/11 tại Hà Nội, TS Bạch Quốc Khánh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam chia sẻ, mỗi năm Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tiếp nhận 1.000 - 1.500 bệnh nhân các bệnh ung thư máu mới. 

Hiện nay, viện đã có những bước tiến quan trọng, áp dụng kỹ thuật mới để điều trị cho bệnh nhân. Tính đến nay, viện đã ghép tế bào gốc cho gần 600 ca bệnh, trong đó 2/3 là ghép tế bào gốc máu đồng loài (từ anh chị em ruột, cha mẹ, máu dây rốn).

Tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, ca ghép tế bào gốc đồng loài đầu tiên được thực hiện năm 2008 và ghép cho bệnh nhân suy tuỷ xương được tiến hành từ tháng 10/2010. Đến nay, sau 12 năm, bệnh nhân suy tủy xương đầu tiên được ghép tế bào gốc tại Viện vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.

Theo BSCKII. Võ Thị Thanh Bình - Trưởng khoa Ghép tế bào gốc, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, ước tính tỷ lệ sống thêm toàn bộ và sống thêm không bệnh 5 năm sau ghép lần lượt là 84,8% và 91%. Kết quả nghiên cứu này tại viện cũng tương tự như các nghiên cứu trong và ngoài nước về kết quả ghép cho suy tuỷ xương.

Triển vọng phát hiện sớm 5 loại ung thư thường gặp nhờ xét nghiệm máu

Ứng dụng giải pháp gene trong tầm soát và phát hiện sớm ung thư được trình bày tại hội nghị - Ảnh: Người Lao Động

Ứng dụng giải pháp gene trong tầm soát và phát hiện sớm ung thư được trình bày tại hội nghị - Ảnh: Người Lao Động

Theo báo Người Lao Động, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Bộ Y tế tổ chức hội nghị khoa học thường niên toàn quốc năm 2022 với chủ đề "Nghiên cứu và ứng dụng trong y học".

Tại hội nghị, các chuyên gia đã giới thiệu kỹ thuật tầm soát ung thư mới được kỳ vọng sẽ triển khai trên diện rộng trong tương lai. Đó là ứng dụng kỹ thuật giải trình tự gene thế hệ 2, SPOT-MAS phát hiện DNA tế bào ung thư do Viện Di truyền Y học – Gene Solutions nghiên cứu, phát triển từ nhiều năm qua.

Với độ đặc hiệu 95,9%, SPOT-MAS giúp tầm soát, phát hiện sớm 5 loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay (gan, phổi, vú, dạ dày, đại-trực tràng) chỉ với một lần thu máu.

BS Nguyễn Hữu Nguyên - Phó Tổng Giám đốc điều hành Gene Solutions, cho biết công nghệ này đang là xu hướng toàn cầu trong tầm soát ung thư ở giai đoạn sớm; Không xâm lấn, đơn giản, thuận tiện. Hiện chương trình này cũng được phối hợp thực hiện với 13 bệnh viện tại Việt Nam, như Bệnh viện K, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện 115, Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ…

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin