Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh việc đổi tên bệnh đầu mùa khỉ là rất cấp thiết
Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại nước ta có nguồn lây từ nước ngoài
Dòng chảy Sức khỏe+: Đậu mùa khỉ có thể lây lan khi chưa khởi phát triệu chứng
Y tế tuần: Việt Nam ghi nhận ca đậu mùa khỉ thứ 2, phát hiện người mắc cúm A/H5
WHO huy động hơn 300 chuyên gia "săn" virus có nguy cơ gây đại dịch
Theo đưa tin từ tờ báo Politico (trụ sở tại Mỹ), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự kiến đổi tên bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) thành MPOX trong nỗ lực xóa bỏ sự kỳ thị do hiểu lầm về nguồn gốc loại virus này. Đặc biệt, tờ báo thông tin các quan chức cấp cao của chính quyền của tổng thống Joe Biden đã bắt đầu hối thúc ngày càng mạnh mẽ, yêu cầu WHO phải nhanh chóng đổi tên căn bệnh này. Quyết định đổi tên sẽ được công bố vào thời gian sớm nhất.
Cũng theo một báo cáo của Politico được ghi nhận từ những người am hiểu về tình hình, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden lo ngại rằng tên gọi virus đậu mùa khỉ đang ngày càng làm sâu sắc thêm sự kỳ thị, đặc biệt đối với người da màu. Và sự chậm trễ đặt tên mới cho mầm bệnh cũng đang cản trở chiến dịch tiêm chủng từ đầu mùa hè của nước này.
Theo giới khoa học, sự lây lan của đậu mùa khỉ không liên quan đến loài khỉ. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu cho rằng động vật gặm nhấm là ổ chứa virus tiềm năng nhất. Việc đổi tên bệnh đậu mùa khỉ là rất cấp thiết để định danh virus và giảm thiểu các phân biệt đối xử về chủng tộc.
Các ca bệnh đậu khỉ đã được ghi nhận từ đầu tháng 5-2022 ở các quốc gia không có dịch bệnh và vẫn đang được ghi nhận ở các quốc gia có dịch bệnh. Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho thấy đã có gần 30.000 ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ ở quốc gia này.
Không phải Tây Phi hay Trung Phi, phần lớn các trường hợp được xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ có lịch sử du lịch tại Châu Âu và Bắc Mỹ.
Hơn nữa, cho đến nay, phần lớn các trường hợp mắc đậu mùa khỉ được báo cáo đều phát hiện thông qua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh lý hoặc các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác mà không chỉ liên quan đến nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.
Theo một tuyên bố của WHO vào tháng trước, bệnh đậu mùa khỉ tiếp tục đáp ứng các yêu cầu của Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) về tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại quốc tế (PHEIC).
WHO cho biết trong một truyên bố trước đó, Ủy ban Khẩn cấp đã ghi nhận về một số tiến bộ đã đạt được trong phản ứng của toàn cầu đối với sự bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều quốc gia bao gồm các thông tin về hiệu quả của các biện pháp can thiệp hành vi và vaccine.
Theo WHO, nếu chia theo cấp độ khu vực, rủi ro dịch bệnh đậu mùa khỉ được coi là cao ở khu vực Châu Mỹ; Giảm từ cao xuống trung bình ở khu vực Châu Âu; Duy trì ở mức trung bình đối với các khu vực Châu Phi, Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á; Ở mức thấp trong khu vực Tây Thái Bình Dương.
Bình luận của bạn