Ai cấp phép cho Công ty Điện lạnh Điện máy Việt Úc và Kangaroo KG110 quảng cáo láo?
Phát hiện hàng nghìn lõi lọc nước Kangaroo giả
TP.HCM hỗ trợ người dân tiền mua máy lọc nước
SUNHOUSE tài trợ máy lọc nước cho 3 trường tại Hà Nội
Đừng bỏ lỡ: Công dụng khó tin từ nước lọc
Cách nay tròn 1 tháng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện lạnh Điện máy Việt Úc (sở hữu nhãn hàng Kangaroo KG110 Omega) nhận quyết định xử phạt từ Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch thành phố Hà Nội. Theo biên bản vi phạm hành chính về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, dịch vụ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện lạnh Điện máy Việt Úc, Thanh tra Sở đã dựa vào điều 67, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP để “xử” doanh nghiệp phải nộp phạt 10 triệu đồng.
Trao đổi với nhóm phóng viên Health+, một số luật sư cho rằng, có 2 “phương án” để lựa chọn khi “xử” hành vi của Kangaroo:
1. Nếu xét theo điểm b, khoản 5, Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP thì Kangaroo có thể bị xử phạt từ 50.000.000 - 70.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo gian dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Đi kèm với việc nộp phạt, doanh nghiệp sẽ doanh nghiệp sẽ phải buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo; VÀ BUỘC PHẢI CẢI CHÍNH THÔNG TIN (theo khoản 7, điều 51).
2. Nếu xét theo điều 67, doanh nghiệp sẽ phải nộp phạt từ 5 - 10 triệu đồng và CHỈ buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo. Nếu cách vận dụng quy định của pháp luật bởi Thanh tra Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch thành phố Hà Nội là đúng thì Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện lạnh Điện máy Việt Úc đã bị xử phạt ở mức cao nhất và biện pháp tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo của Công ty là phù hợp với quy định của pháp luật
Nhưng… có vấn đề gì đằng sau quyết định xử phạt ấy?
Theo một số luật sư, điều 67, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP áp dụng cho hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ĐẶC BIỆT?
Nhưng Bộ, Ngành nào quản hàng hóa, dịch vụ ĐẶC BIỆT ấy?
Tại Điều 1, Thông tư 09/2015/TT-BYT, Bộ Y tế đã liệt kê các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ và máy lọc nước Kangaroo KG110 Omega không thuộc phạm vi quản lý (trừ khi coi máy này là thiết bị y tế). Đương nhiên, các luật sư cho rằng, khó có thể coi máy lọc nước Kangaroo KG110 Omega là thiết bị y tế!
Và nếu giả thiết ấy là đúng thì Bộ, Ngành nào sẽ quản những quảng cáo “tự phong” cho sản phẩm đặc biệt với những công dụng tốt cho sức khỏe? Chắc không có cơ quan chức năng nào dám lấn sân sang lĩnh vực của ngành y bởi chỉ có ngành y mới chứng nhận được những công dụng tốt cho sức khỏe của sản phẩm!
Chỉ có thể đặt ra một nghi vấn duy nhất, Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện lạnh Điện máy Việt Úc đang cố tình gắn mác đặc biệt cho không chỉ máy lọc nước Kangaroo KG110 Omega và rất nhiều sản phẩm khác mà Công ty này đang cung cấp. Ít nhất có thể khẳng định là các đơn vị của Bộ Y tế chưa hề cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo với những công dụng tốt cho sức khỏe của không chỉ Kangaroo KG110 Omega mà còn của rất nhiều sản phẩm khác do Công ty sản xuất và phân phối.
Nhóm phóng viên Health+ sẽ tiếp tục phản ánh về những vấn đề trong hoạt động quảng cáo các sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện lạnh Điện máy Việt Úc trong các bài viết tiếp theo?
Bình luận của bạn