Báo động tình trạng tẩm hóa chất “hô biến” thịt heo thành thịt rừng

Công nghệ biến thịt heo nái thành thịt heo rừng phục vụ thực khách lắm tiền

Nghi vấn thịt giả bò giá rẻ bằng nửa hàng xịn ở Hà Nội

Hà Nội: Gần 60% mẫu thịt gia súc, gia cầm nhiễm vi sinh

“Phù phép” thịt heo thành thịt đà điểu

Phát hiện cơ sở nghi "phù phép" thịt heo thành thịt nai, đà điểu

Hô biến thịt heo thành đủ loại thịt bằng hóa chất

Ngày 29/7, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục Trưởng Chi cục Thú Y, TPHCM cho hay, qua công tác kiểm tra giám sát, truy xuất nguồn gốc của các loại sản phẩm gia súc, gia cầm trên thị trường, đơn vị này cùng lực lượng thanh tra liên ngành đã phát hiện hàng loạt sai phạm liên quan đến hành vi sản xuất hàng giả.

Một mẫu sản phẩm thịt heo giả thịt đà điểu bị cơ quan chức năng thu giữ

Theo đó, qua công tác thanh kiểm tra hồi đầu tháng 7/2016 cơ quan chức năng phát hiện nhiều mẫu bò viên của công ty Việt Sin làm bằng những nguyên liệu gần như khác hoàn toàn so với công bố. Kết quả phân tích cho thấy, sản phẩm bò viên của công ty Việt Sin có chứa ADN của cả cá lẫn trâu.

Ngoài ra, các kết quả xét nghiệm còn chỉ ra, sản phẩm bò viên của công ty này có chứa Urê và nhiều chất phụ gia thực phẩm nhưng không công bố trên bao bì. Hiện Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TPHCM đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.

Trong thời gian qua, hàng loạt các sai phạm tương tự có liên quan đến hành vi làm giả sản phẩm gia súc, gia cầm cũng được thanh kiểm tra phát hiện. Ông Phan Xuân Thảo cho hay: Qua kiểm tra đột xuất tại một địa chỉ (nhà không số) trên địa bàn xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, lực lượng thanh tra liên ngành phát hiện hộ gia đình ông Sơn Chiều đang sử dụng phổi heo, tẩm ướp hóa chất để chế biến thành khô bò đen. Đây là cơ sở không có giấy phép đăng ký kinh doanh, không giấy chứng nhận kiểm dịch, sản phẩm sử dụng không rõ nguồn gốc.

Tiếp đó, tại công ty Bính Hạnh (290/14, Lê Văn Sỹ, quận 3), cơ quan chức năng phát hiện hành vi sử dụng thịt heo để chế biến thành thịt bò. Cụ thể, vào tháng 2/2016, lực lượng thanh tra liên ngành thực hiện kiểm tra đột xuất tại công ty trên, thời diểm kiểm tra ghi nhận hơn 2 tấn thịt heo đang được tẩm ướp hóa chất để “hô biến” thành thịt bò. Sai phạm của công ty đã bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền lên tới 292 triệu đồng.

Phổ biến hơn cả là việc sử dụng thịt heo bệnh, heo nái để “sản xuất” thành các món thịt rừng hấp dẫn như thịt nai, thịt nhím, đà điểu, lạc đà, cá sấu...

Ông Phan Xuân Thảo cho hay, hành vi trên đã liên tiếp được lực lượng thanh kiểm tra liên ngành phát hiện tại 4 điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các quận Thủ Đức; Bình Chánh; Bình Thạnh.

Khối lượng tang vật bị thu giữ và xử lý lên tới hơn 5 tấn thịt heo đã hoặc đang được các cơ sở sử dụng để tẩm ướp hóa chất biến thành các loại thịt rừng khác nhau. Tất cả đều không rõ nguồn gốc, không có giấy phép kinh doanh.

Nên sử dụng sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ

Từ thực tế thanh kiểm tra trên, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục Trưởng Chi cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm chỉ ra: Hiện nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu của người dân, số còn lại là từ các tỉnh thành khác chuyển đến hoặc nhập khẩu. Mặc dù, lực lượng liên ngành về an toàn thực phẩm đã căng mình thực hiện nhiệm vụ, tuy nhiên do địa bàn quá rộng, hoạt động của các tổ chức, cá nhân sai phạm biến tướng tinh vi nên vẫn còn lọt những sản phẩm không an toàn ra thị trường.

Thịt heo nái được hô biến thành thịt heo rừng

Ông Hòa khẳng định: "Thực trạng vận chuyển, kinh doanh, chế biến sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, sử dụng thịt heo để ngâm hóa chất khử mùi, tạo màu, tạo vị đang là vấn nạn đối với sức khỏe người tiêu dùng, là hành vi sản xuất hàng giả vi phạm pháp luật'.

"Chúng tôi kêu gọi cộng đồng, để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của bản thân, gia đình người nội trợ cần quyết liệt thực hiện các biện pháp lên án, tẩy chay các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Chỉ mua và sử dụng những sản phẩm có uy tín, thương hiệu, rõ nguồn gốc, đã được các cơ quan quản lý nhà nước cấp phép".

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa cho biết thêm: Để hạn chế tình trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng lên bàn ăn của người tiêu dùng, trước mắt ngành y tế thành phố đã kiến nghị UBND thành phố cho phép thành lập một đơn vị quản lý thực phẩm chung có đủ chức năng, quyền hạn để giải quyết toàn diện các vấn đề liên quan đến thực phẩm. Thành phố đang nhân rộng mô hình chuỗi thực phẩm an toàn để quản lý chất lượng từ nông trại đến bàn ăn.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động