Bất lực với mỹ phẩm dởm?- Kỳ II

Thu giữ 350 hộp mỹ phẩm giả mang nhãn hiệu Vĩnh Tân

Công ty EBC bị phạt hơn 100 triệu đồng vì mỹ phẩm không đạt chuẩn

Báo động hàng loạt mỹ phẩm gây hại cho sức khỏe

Nhập viện vì dùng phải mỹ phẩm giả

Nạn nhân bất đắc dĩ.

Ông Ngô Bách Phong- Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM- cho biết, ở TP.HCM trong thời gian gần đây mỹ phẩm là mặt hàng nằm trong top đầu có số người tiêu dùng khiếu nại nhiều nhất, các khiếu nại tập trong vào chất lượng sản phẩm, giả hàng hiệu và ảnh hưởng đến nhan sắc, sức khỏe.

Chị Dung (ngụ tại quận 3) kể: Năm ngoái chị mua một thỏi son do Nhật Bản sản xuất ở Vincom TP.HCM, hàng mua về xài được mấy hôm thì phát hiện là đồ giả. Chị mang thỏi son đến nơi bán khiếu nại, người bán hàng ở đây khẳng định "hàng đã bán là hàng thiệt, hàng bị biến chất là do khách hàng không biết cách dùng". Bực mình vì mua phải hàng dởm, chị Dung nhờ cơ quan bảo vệ người tiêu dùng can thiệp, sau năm bảy lượt, cuối cùng người bán thừa nhận sai và chị được đền... một thỏi son mới.

Thiệt hại như chị Dung là chưa lớn so với hàng trăm bệnh nhân ngày ngày vào bệnh viện da liễu để điều trị phù nề, cháy sém mặt mũi do mỹ phẩm dởm gây ra. Chị M. ngụ đường Cộng Hòa (quận Tân Bình) điều trị chứng da nổi mề đay hơn ba tháng nay vẫn chưa khỏi chỉ vì mua sữa tắm dê hàng "xách tay" ở chợ Hoàng Hoa Thám gần nhà về dùng. Chị M. cho biết, khi xài chừng 1/3 bình toàn thân bổng dưng nổi mẫn đỏ, có nơi còn phồng rộp cả lớp da. Tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM, chúng tôi bắt gặp một số bệnh nhân lúc nào cũng trùm khăn kín mặt để dấu đi khuôn mặt sạm đen, lỡ loác vì mỹ phẩm dởm… ăn mòn! Chị B, ngụ phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức) là bệnh nhân "biên chế" của Bệnh viện Da liễu gần hai năm nay chỉ vì sử dụng một loại phấn trang điểm Trung Quốc. Khuôn mặt chị B hiện bị nám đen và đầy mụn, tai họa này khiến chị phải nghỉ chương trình đại học giữa chừng.

Doanh nghiệp chào thua hàng dởm:

Mỹ phẩm dởm gây họa cho xã hội, nặng nhất thuộc về các công ty sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trong nước. Ông Mai Hòa Việt- Trưởng ban An ninh và bảo vệ quyền sử hữu trí tuệ Công ty UnileverViệt Nam- cho biết, từ năm 2001 đến hết năm 2013, đã có 760 vụ làm giả nhãn hiệu của Unilever, trị giá hàng vi phạm tương đương 10 tỷ đồng. Để có sản phẩm bán trên thị trường, Unilever cần 20 tỷ đồng mới xây được một khu xưởng sản xuất nhưng đối tượng làm giả chỉ cần dăm ba triệu đồng là có thể "mở lò" sản xuất mỹ phẩm dởm và tung hàng loạt sản phẩm ra thị trường. Điều kiện làm hàng giả dễ, khẩu kiểm tra, xử lý của các cơ quan chức năng thực hiện thường xuyên nhưng "không đủ nặng ký" nên hàng dởm có cơ hội phát triển riêng doanh nghiệp thì không thể tự mình đi "tìm diệt" hàng dởm được.

Để bảo vệ thương hiệu và chống sản phẩm bị làm giả cho loại mỹ phẩm Azacné (dùng để điều trị mụn) và Explaq (điều trị vẩy da), Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar (Hà Nội) đã dùng công nghệ hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng vượt trội và khác biệt với những sản phẩm cùng loại sắc nét, nhiều dấu chỉ riêng biệt. Bà Chí Hướng- Trưởng phòng truyền thông Công ty Mỹ phẩm Spaphar- cho biết, tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng hiện nay diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, nhưng nghiêm trọng nhất là ở thị trường mỹ phẩm. Thương hiệu càng lớn, càng uy tín, sản phẩm càng ưu việt và được người tiêu dùng lựa chọn nhiều thì càng phải đối mặt nhiều với "vấn nạn" hàng giả.

Bà Nguyễn Ngọc Phương Trinh-Giám đốc Truyền Thông và đối ngoại Công ty L'Oreal Việt Nam- cho biết, Tập đoàn L'Oreal có 7 thương hiệu đang bán ở Việt Nam và được người tiêu dùng ưa chuộng và điều này cũng dẫn đến mặt trái là vấn nạn hàng giả. Hàng giả được sản xuất từ rất nhiều thị trường như Thái lan, Trung quốc, Singapore…. và được đưa về Việt Nam với số lượng ngày càng lớn.

Trước vấn nạn hàng dởm lộng hành, bà Trinh thắc mắc, vì sao mỹ phẩm giả rao bán trên mạng tràn làn và được bán tại các tuyến đường gần sân bay đội lốt là xách tay lại không bị xử lý. Để loại bỏ mỹ phẩm dỏm trên thị trường, bà Trinh đề nghị các cơ quan chức năng cần đưa ra biện pháp xử lý mạnh hơn đối với những kẻ buôn bán, sản xuất hàng giả.

Ông Mai Hòa Việt cho rằng, 90% hàng mỹ phẩm dởm tại Việt Nam đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Mỗi năm Unilever bỏ ra hàng tỷ đồng để cùng với các cơ quan chức năng kiểm tra, hỗ trợ trong khâu xử lý hàng giả nhưng vẫn kìm hãm được tốc độ xâm hại của hàng giả nói chung và mỹ phẩm giả nói riêng.

nhattd
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý