Bệnh gout và cách chữa trị


Không chỉ sưng đau các khớp, bệnh gout còn ảnh hưởng tới chức năng thận

Hỏi: Tôi năm nay 30 tuổi, bị gout đã gần chục năm. Tôi đã uống Colchicin, Allopurinol nhưng bệnh vẫn tái phát. Mấy năm gần đây, tôi mắc thêm bệnh sỏi thận, thường xuyên thấy đau ở vùng lưng và hông. Xin hỏi, tôi cần chữa trị hai bệnh này như thế nào? (Bình Minh, Thanh Hóa)

Trả lời: Colchicin có tác dụng điều trị triệu chứng viêm, giảm đau, cắt cơn gout cấp tính. Còn Allopurinol giúp giảm nồng độ Acid Uric trong máu. Trong quá trình điều trị bệnh gout, bạn cần kết hợp dùng thuốc với chế độ ăn kiêng hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Bên cạnh đó, bạn lại bị sỏi thận. Đây có thể là hậu quả của bệnh gout do bạn đã mắc gout gần 10 năm. Nguyên nhân là do muối Urat Natri bị lắng đọng tại thận hoặc đường tiết niệu tạo thành sỏi Urat. Những viên sỏi này có thể làm tắc đường dẫn niệu, gây sốt, tiểu dắt, tiểu buốt. Nếu sỏi di chuyển xuống niệu quản và bàng quang thì sẽ gây những cơn đau quặn thận (đau vùng lưng, hông).

Do đó, nếu bệnh nhân gout không kiểm soát tốt nồng độ Acid Uric trong máu, khiến thận bị tổn thương thì sẽ dẫn tới sỏi thận và nguy hiểm hơn là suy thận mạn tính. Mặt khác, nếu bạn bị sỏi thận mà không phải do gout lâu ngày thì cần đi kiểm tra, có hướng điều trị sớm để tránh bệnh chuyển sang suy thận và có thể gây tăng Acid Uric trong máu, khiến bệnh gout dễ tái phát. Bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa hoặc các bệnh viện đa khoa lớn tại Hà Nội.


Hỏi: Tôi đã mắc gout khoảng một năm và thỉnh thoảng bệnh tái phát, gây sưng đau khớp. Xin hỏi, tôi cần tránh và nên dùng những thực phẩm nào? (Lê Văn Liệu, TP.HCM)


Trả lời:
Các thực phẩm nói chung (bao gồm thực vật và động vật) đều có ba thành phần chủ yếu là Glucid (tinh bột), Lipid (mỡ), Protid (đạm) với tỷ lệ khác nhau. Trong đó, Protid trong thịt động vật có chứa rất nhiều Acid nhân - là nguồn cung cấp nhiều Purin tạo Acid Uric. Do đó, phần lớn thực phẩm có nguồn gốc động vật đều không tốt cho người bị gout. Đặc biệt, với những thực phẩm như nội tạng động vật, tôm, cua... có chứa nhiều đạm thì bệnh nhân gout nên hạn chế ăn; các loại thịt như thịt lợn, thịt gà có hàm lượng Protid cao nhưng hàm lượng Purin ít thì có thể sử dụng với một lượng hợp lý. Một số loại thực phẩm như đậu tương, vừng, lạc... có chứa chất đạm và Acid béo không no nên thích hợp với bệnh nhân gout. Đồng thời, người bệnh hạn chế uống rượu bia, nên uống nhiều nước (đặc biệt nước khoáng kiềm) để giúp tăng cường đào thải Acid Uric qua đường tiết niệu.

Bạn đã mắc gout khoảng một năm và thỉnh thoảng bệnh tái phát thì cần lưu ý đến chế độ ăn uống hợp lý như trên. Bạn cũng có thể kết hợp dùng bổ sung các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để giúp hỗ trợ điều trị, giảm sưng đau, phòng tái phát bệnh gout.
doandoan
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp