Câu chuyện tăng viện phí, lợi cho người bệnh hay gánh nặng cho người nghèo ?
Các bệnh viện Trung ương sẽ tăng viện phí từ cuối năm nay
Giải pháp giảm tác động của tăng viện phí
TPHCM : “Bội thu, bội chi” ở các bệnh viện sau khi tăng viện phí
Hà Nội tăng viện phí: Đã tính đến người dân nông thôn?
Tăng viện phí để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Do không có tiền trang bị, sửa chữa nên máy móc xuống cấp trầm trọng. Mặt khác, hơn 60% dân số đã có thẻ BHYT. Nếu không điều chỉnh viện phí thì bênh viện không có tiền duy trì họat động và làm hạn chế quyền lợi của người bệnh. Tăng viện phí để các bệnh viện có kinh phí triển khai thực hiện các dịch vụ, kỹ thuật y tế, duy tu, bảo dưỡng các trang thiết bị y tế nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.
Lý do dẫn tới việc tăng viện phí được đưa ra là trong khung giá cũ ban hành năm 1995 đã quá lạc hậu. Ngoài ra, Ngân sách Nhà nước cấp cho các bệnh viện còn rất thấp (40-50 triệu đồng/giường bệnh/năm), chưa bảo đảm chi trả tiền lương theo ngạch bậc, phụ cấp, đóng bảo hiểm. Hầu hết chi phí để vận hành bệnh viện và thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh đều phải sử dụng từ nguồn thu viện phí và BHYT.
Đây là những lý giải “một chiều” mà Bộ Y tế và các bệnh viện đưa ra nhằm thuyết phục dư luận. Tuy nhiên những lý giải này đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ người dân.
Tăng viện phí, người dân oằn lưng với phí khám bệnh
Tăng viện phí là hợp lý nhưng mức tăng chỉ hợp lý khi phù hợp với sự đáp ứng về tài chính của quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của bộ phận không tham gia bảo BHYT. Việc tăng viện phí tất nhiên sẽ ảnh hưởng trước nhất đến những người không tham gia bảo hiểm y tế. 38% dân số chưa có thẻ sẽ phải chi trả cho khoản tăng này. Ngay người tham gia bảo hiểm với chế độ đồng chi trả chắc chắn cũng phải chịu tác động, cụ thể là phải chi trả lớn hơn trước đây.
Với những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo , bệnh mãn tính , phải điều trị lâu dài , dù có BHYT nhưng phải đồng chi trả 5%. Với người bệnh nghèo dù chỉ 5% đồng chi trả nhưng đây là điều thực sự khó khăn với họ.
Viện phí tăng sẽ kéo theo tiền thuốc men, dịch vụ, sinh hoạt ăn uống ở bệnh viện cũng tăng theo. Đó sẽ là gánh nặng rất lớn đối với người bệnh, nhất là người nghèo, nông dân, người làm công ăn lương.
Viện phí tăng, đe dọa "vỡ" Quỹ Bảo hiểm y tế
Điều người dân tham gia BHYT lo lắng là liệu với mức viện phí mới, Quỹ BHYT có đủ sức kham nổi hay không? Nếu không thì tất yếu phí tham gia BHYT sẽ tăng và họ sẽ phải chịu thêm một khoản.
Lo lắng này của người dân là có sơ sở nhất là trong bối cảnh đời sống khó khăn như hiện nay. Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXHVN) cũng khẳng định khung giá viện phí mới có thể khiến quỹ BHYT bị âm từ 6000- 7000 tỷ đồng/ năm.
Thông tin trên được ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2013, chi phí mà quỹ bảo hiểm y tế phải chi tăng thêm 2.250 tỷ đồng (gia tăng 14.6% so với tổng chi phí chưa áp dụng giá dịch vụ y tế mới). Với mức gia tăng này, hiện có gần 30 tỉnh bị bội chi quỹ BHYT.
“Do kết dư quỹ còn khoảng 15.000 tỷ đồng nên một vài năm tới, quỹ BHYT vẫn còn gồng gánh được. Nhưng sau đó sẽ bước vào khủng hoảng nếu như không gia tăng được đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và tăng cường công tác giám định để kiểm soát chi. Dự tính năm 2014, quỹ khám chữa bệnh BHYT sẽ bội chi khoảng 9.800 tỷ đồng”.
Kết quả của việc tăng viện phí trong thời gian vừa qua.
Trước khi thực hiện tăng viện phí, ngành y hứa hẹn sẽ cố gắng tăng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Một năm qua đi, người dân vẫn cho rằng giá tăng nhưng mọi chuyện chưa chuyển biến nhiều.
Nhiều bệnh viện tuyến Trung ương và địa phương đã áp giá viện phí mới sau khi được phê duyệt. Đáng ra các bệnh viện phải có sự chuẩn bị chu đáo trước khi tăng giá viện phí nhưng thực tế nhiều nơi dã tăng giá rồi mà chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng dịch vụ vẫn chưa có dấu hiệu nhúc nhích.
Viện phí tăng vẫn không giải quyết được vấn đề quá tải bệnh viện, bởi quá tải là câu chuyện của thiếu giường bệnh, thiếu BV, yếu kém về năng lực chuyên môn của tuyến dưới. Viện phí tăng nhưng chắc chắn thời gian tới, tình trạng 2-3 người bệnh nằm chung 1 giường tại các cơ sở y tế tuyến TƯ, BV chuyên khoa đầu ngành tim mạch, ung bướu, sản, nhi… chưa thể chấm dứt.
Mức thu quá thấp là vấn đề gây khó khăn nhiều nhất cho hoạt động của bệnh viện nhưng tăng viện phí, những vấn đề tồn tại của ngành y tế liệu có được tháo gỡ ? Đây là vấn đề mà bộ ngành có liên quan cần phải cân nhắc để đề xuất tăng viện phí trong thời gian tới.
Bình luận của bạn