Chế độ ăn thiếu kẽm làm tăng nguy cơ bị chứng tăng huyết áp
Vì sao người bị tăng huyết áp nên dùng cần tây?
Tăng huyết áp không điều trị sẽ gây hậu quả gì?
Có nên thay thuốc huyết áp khi bị đau đầu, mệt mỏi?
Tăng huyết áp có làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Thiếu kẽm thường gặp ở những người mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường type 2 và bệnh thận mạn tính. Những người có nồng độ kẽm thấp cũng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Quá trình phối hợp vận chuyển muối Natri (natri clotransporter - NCC), trong đó thận hoặc bài tiết Natri vào nước tiểu hoặc tái hấp thu nó vào cơ thể, cũng góp phần giúp kiểm soát huyết áp.
Theo đó, ít natri trong nước tiểu thường tương ứng với huyết áp cao hơn, trong khi kẽm có thể giúp điều chỉnh các protein, qua đó điều hòa NCC.
Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã cho chuột trưởng thành ăn một chế độ ăn đủ kẽm và một nhóm chuột khác có chế độ ăn thiếu kẽm. Kết quả, những con chuột có mức độ kẽm thấp đã bị tăng huyết áp. Nhóm chuột ăn chế độ đủ kẽm cùng với chất ức chế NCC đã có huyết áp trở về bình thường.
Theo các chuyên gia, phát hiện này giúp mở ra hướng điều trị tăng huyết áp ở các bệnh mạn tính. Kẽm là khoáng chất quan trọng nhất tồn tại trong cơ thể và chỉ đứng sau sắt. Khoáng chất này được tìm thấy trong hầu hết các tế bào. Bạn có thể hấp thu kẽm từ các loại thực phẩm giàu kẽm như: Cá, thịt, hải sản, thịt gia cầm, trứng và sữa…
Nghiên cứu được công bố trên chuyên san American Journal of Physiology - Renal Physiology.
Bình luận của bạn