Vì sao người bị tăng huyết áp nên dùng cần tây?

Cần tây có chứa nhiều hoạt chất giúp hạ huyết áp hiệu quả

Thiếu kẽm có thể góp phần làm tăng huyết áp

Tăng huyết áp không điều trị sẽ gây hậu quả gì?

Tăng huyết áp: Tập thể dục có tác dụng như thuốc hạ huyết áp!

Tăng huyết áp có làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Vì sao cần tây giúp hạ huyết áp?

Trong 100gr cần tây có chứa 341 miligram kali và 125 miligram natri. Do giàu natri tự nhiên nên loại rau này rất thích hợp với chế độ ăn ít muối của người bị tăng huyết áp. Thêm vào đó, bổ sung thực phẩm giàu kali rất quan trọng trong việc hạn chế tình trạng tăng huyết áp. Bởi bạn càng hấp thu nhiều kali thì cơ thể càng tăng cường quá trình bài tiết natri qua nước tiểu. Kali cũng góp phần giảm sức ép đến thành mạch, từ đó kiểm soát huyết áp.

Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Không chỉ có hàm lượng lớn natri và kali, cần tây cũng chứa nhiều chất polyphenol như apigenin, luteolin, quercetin, kaempferol, lignans. Đây là những chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng ngăn ngừa tác hại của gốc tự do gây ra các phản ứng viêm trong cơ thể. Viêm kéo dài trong cơ thể là nguyên nhân gây ra các bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch, viêm khớp. Trong đó, chất hoá học tự nhiên apigenin giúp giãn nở mạch máu, làm tăng lưu lượng máu, từ đó giúp giảm huyết áp. 

Hơn thế, cần tây chứa hàm lượng nước cao nên có công dụng lợi tiểu rất tốt. Việc ăn cần tây thường xuyên giúp gia tăng lượng nước trong cơ thể, loại bỏ các chất độc hại dư thừa như acid uric và ure.

Không chỉ thân và lá cần tây có lợi cho người bị tăng huyết áp mà hạt cần tây cũng giúp hạ huyết áp hiệu quả. Chất hoá học 3-n-butylphtalide (3nb) trong hạt cần tây giúp các cơ vùng thành mạch máu hoạt động nhịp nhàng, từ đó giúp giảm huyết áp. Phthalides cũng hoạt động như thuốc lợi tiểu nên giúp loại bỏ lượng muối dư thừa có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến người bị tăng huyết áp. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of Medicinal Food năm 2013 cho thấy, chiết xuất hạt cần tây có thể làm giảm huyết áp ở chuột bị tăng huyết áp nhưng nó không ảnh hưởng đến những con chuột có huyết áp bình thường.

Kết quả hình ảnh cho hạt cần tâyChiết xuất hạt cần tây có thể làm giảm huyết áp

Một số cách đơn giản để sử dụng cần tây khi bị tăng huyết áp

Bạn có thể sử dụng cần tây để hạ huyết áp. Tuy nhiên, nên dùng với liều lượng vừa phải.

Nước ép cần tây: Bạn có thể dùng cần tây tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, xay lọc lấy nước và thêm một chút mật ong vào để uống hàng ngày. Hoặc dùng rau cần tây khô sắc nước uống. Có thể tự chế rau cần khô như sau: Cần tây tươi chần qua nước sôi, vớt ra phơi khô trong bóng mát, cất đi dùng dần. Khi thấy huyết áp đã trở lại bình thường, nên ngừng ngay, không nên dùng kéo dài.

Uống nước ép cần tây giúp giảm huyết áp

Trà hạt cần tây: Bạn có thể lấy hạt cần tây pha với nước ấm để dùng hàng ngày. Ngoài pha trà, bạn cũng có thể dùng hạt cần tây để trộn salad và thêm vào các món ăn.

Dùng các sản phẩm có chứa cần tây: Ngoài sử dụng cần tây theo các cách trên, người bị tăng huyết áp cũng có thể dùng sản phẩm chứa chiết xuất từ cần tây và nhiều thảo dược thiên nhiên khác như tỏi, lá dâu tằm, cao hoàng bá,… Sản phẩm này có tác dụng lợi tiểu, giãn mạch, giảm lưu lượng tuần hoàn máu,… từ đó làm giảm sức cản ngoại vi dẫn đến hạ huyết áp.

Thùy Trang H+

Dùng TPBVSK Định Áp VÆ°Æ¡ng có giúp ổn định huyết áp? - Ảnh 6Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương – Dùng cho người huyết áp cao

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương là sự kết hợp của thành phần chính cao cần tây với cao tỏi, cao lá dâu tằm, magiê (dưới dạng magnesium citrate), kali (dưới dạng potassium chloride), nattokinase, cao hoàng bá,… có tác dụng hỗ trợ làm giảm lipid máu, giãn mạch, dưỡng tâm, hỗ trợ hạ cơn tăng huyết áp và dần ổn định huyết áp. Sản phẩm dùng cho những người tăng huyết áp; Người có nguy cơ bị tăng huyết áp: Người thường xuyên căng thẳng tâm lý, tăng lipid máu, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, người béo phì.

Phân phối: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

XNQC: 01407/2017/ATTP-XNQC

* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch