Hội thảo Cập nhật những bước tiến mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh không lây nhiễm.
Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày giúp giảm nguy cơ tử vong
Bệnh mạch vành có di truyền trong gia đình không?
Người mắc bệnh mạn tính nên tập thể dục thế nào?
Bộ Y tế yêu cầu đẩy mạnh dự phòng, quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm
Thực trạng này được được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo khoa học “Cập nhật những bước tiến mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh không lây nhiễm”, do Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Roche Việt Nam tổ chức.
Thông tin tại Hội thảo cũng cho biết, cứ 10 người Việt thì có đến 7 người mắc bệnh mạn tính hay bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, đái tháo đường và hô hấp. Nhóm bệnh này đã trở thành "cơn sóng ngầm" trong cộng đồng, “kẻ sát nhân” thầm lặng gây ra gần 80% ca tử vong tại Việt Nam.
Đáng lo ngại, bệnh không lây nhiễm có xu hướng tăng mạnh, từ năm 1976 đến 2015, tỷ lệ tử vong tăng từ 44,07% lên 73,41%. Các bệnh này không loại trừ bất kỳ ai, từ trẻ nhỏ, phụ nữ, người trưởng thành đến người già, do ảnh hưởng từ thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, ít vận động, hút thuốc, rượu bia và căng thẳng kéo dài.

GS.TS. Nguyễn Viết Tiến chia sẻ về những gánh nặng bệnh lý không lây nhiễm
Chẩn đoán sớm giúp người bệnh tăng cơ hội sống, đồng thời cho phép can thiệp từ giai đoạn sớm thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động… cũng như các liệu pháp điều trị hoặc dự phòng để ngăn ngừa tiến triển thành bệnh nặng. Mặt khác, GS.TS.BS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, chỉ ra rằng : “Phác đồ điều trị “một cho tất cả” hiện còn phổ biến, khó mang lại hiệu quả quản lý bệnh như mong muốn. Cần cá thể hóa điều trị để dự báo đáp ứng cho từng bệnh nhân, giảm thiểu tác dụng phụ”.
Giải pháp từ "chăm sóc chủ động" nhờ xét nghiệm y khoa giá trị cao
Theo Chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015–2025, Việt Nam xác định mục tiêu trọng tâm là đẩy mạnh dự phòng, nâng cao chăm sóc sức khỏe ban đầu và tăng cường phát hiện sớm. Trong bối cảnh này, các giải pháp xét nghiệm y khoa giá trị cao, hay còn gọi là xét nghiệm theo hướng cá thể hóa, đang đóng vai trò như chìa khóa giúp ngành y tế chuyển từ tư duy “chữa bệnh” sang “chăm sóc chủ động”.
“Xét nghiệm y khoa giá trị cao là công cụ không thể thiếu để nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh không lây nhiễm trong kỷ nguyên y học hiện đại. Nhờ vào các dấu ấn sinh học tiên tiến, bác sĩ có thể xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân, dựa trên yếu tố di truyền, môi trường và lối sống, thay vì một phương pháp chung cho tất cả” - GS.TS.BS Nguyễn Văn Kính cho biết.

GS.TS.BS Nguyễn Văn Kính giải đáp thắc mắc của các chuyên gia y tế tại hội thảo
Với gần 60 năm đồng hành cùng ngành y tế Việt Nam, Roche tiên phong cung cấp hệ thống các giải pháp xét nghiệm y khoa giá trị cao toàn diện, góp phần nâng cao hiệu quả chẩn đoán các bệnh mạn tính không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, đái tháo đường, cũng như bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ em.
“Chẩn đoán chính là “kim chỉ nam” cho mọi quyết định điều trị, là chìa khóa mở ra cánh cửa của y học cá thể hóa, giúp tối ưu hiệu quả, tiết kiệm chi phí điều trị và quan trọng nhất là mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân”, ông Ricky He, Tổng Giám đốc Roche Việt Nam chia sẻ và khẳng định cam kết lâu dài của Roche trong việc đồng hành cùng ngành y tế Việt Nam: “Chúng tôi không ngừng đổi mới, đầu tư vào các giải pháp chẩn đoán tiên tiến nhất. Hơn thế, chúng tôi sát cánh cùng bệnh viện và đội ngũ bác sĩ trong đào tạo và cập nhật khoa học, trở thành đối tác đồng hành đáng tin cậy trên hành trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng”.
Hội thảo khoa học "Cập nhật những bước tiến mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh không lây nhiễm" do Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Roche Việt Nam tổ chức ngoài phiên toàn thể, còn có 4 phiên chuyên đề quan trọng, mỗi phiên đều mang ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của lĩnh vực chẩn đoán và điều trị bệnh không lây nhiễm:
Phiên tim mạch: Nhấn mạnh vai trò của dấu ấn sinh học trong cá thể hóa quản lý bệnh nhân tim mạch – một hướng đi tiên tiến trong y học chính xác.
Phiên chăm sóc tích cực: Cập nhật vai trò của Procalcitonin trong sepsis và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, cùng các dữ liệu lâm sàng, các khuyến cáo quốc tế và hướng dẫn quốc gia mới nhất.
Phiên giải phẫu bệnh: Trong bối cảnh y học ngày càng hướng đến cá thể hóa điều trị và chẩn đoán chính xác, hóa mô miễn dịch (IHC) đã và đang khẳng định vai trò là một công cụ không thể thiếu trong thực hành giải phẫu bệnh. Phiên chuyên đề này sẽ tập trung trình bày các ứng dụng chẩn đoán song hành trong thực hành giải phẫu bệnh, các ứng dụng lâm sàng nổi bật của hóa mô miễn dịch và các khái niệm mới trong chẩn đoán mô bệnh học và cập nhật giải pháp tiên tiến và hiện đại như giải phẫu bệnh kỹ thuật số.
Phiên sức khỏe thai kỳ: Cập nhật các hướng dẫn về tăng huyết áp, tiền sản giật trong thai kỳ – những vấn đề thiết yếu trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Bình luận của bạn