Khi kiểm tra lại, có nhiều kết quả xét nghiệm lệch so với mẫu chuẩn (Ảnh minh họa)
Ung thư ở nữ giới: 10 xét nghiệm cần thiết
Xét nghiệm mỡ máu: Cần xác định tỷ lệ cholesterol tốt lẫn xấu
Phát hiện sớm Parkinson bằng xét nghiệm máu
Cần rà soát việc làm lại các xét nghiệm khi khám bệnh
Nên xét nghiệm HIV mấy lần để có kết quả chính xác?
Trang thiết bị thiếu đồng bộ
Phát biểu tại Hội nghị Tăng cường năng lực quản lý chất lượng xét nghiệm do Bộ Y tế tổ chức vào ngày 16/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên nhấn mạnh chất lượng xét nghiệm phải song song với chất lượng chẩn đoán, điều trị, tiên lượng bệnh, phòng bệnh và chất lượng dịch vụ chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân.
Giải thích nguyên nhân tại sao có nhiều kết quả xét nghiệm lệch chuẩn, một đại diện Sở Y tế Bắc Ninh cho biết đang có tình trạng thiết bị y tế do nhiều nguồn vốn lắp đặt (vốn của tư nhân, của Nhà nước hoặc các dự án). Tuy nhiên, việc đấu thầu hóa chất phục vụ xét nghiệm lại không trúng thầu đúng chủng loại đồng nhất với thiết bị, do đó có nguy cơ ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.
Đặc biệt, ông Nguyễn Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế cho hay nhiều bệnh viện được lắp máy vốn Nhà nước không hiệu chỉnh, không bảo dưỡng thiết bị đúng hạn, máy hỏng không báo nhà cung cấp sửa chữa mà báo cho nhà cung cấp hóa chất không đúng với quy trình dẫn đến tuổi thọ và khả năng xét nghiệm chuẩn của thiết bị cũng bị ảnh hưởng.
Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cùng một thử nghiệm nhưng nhiều phòng xét nghiệm cho ra kết quả khác nhau, dẫn đến các phòng xét nghiệm không công nhận kết quả lẫn nhau. Thế nên, hầu hết người bệnh đến bệnh viện nào cũng phải làm lại xét nghiệm từ đầu, vừa tốn kém, phiền toái, mất thời gian.
Nhiều thiết bị xét nghiệm thiếu đồng bộ nên cho ra kết quả lệch chuẩn (Ảnh minh họa)
Công tác quản lý chất lượng xét nghiệm gặp nhiều khó khăn
Theo ThS Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, hiện cả nước có ba trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm nhưng với số lượng các cơ sở y tế là trên 1.300 bệnh viện thì số Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm không đủ để kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm.
Trong công tác quản lý chất lượng xét nghiệm, ông cũng thừa nhận vẫn tồn tại nhiều khó khăn như nhận thức của lãnh đạo các cơ sở y tế còn hạn chế, chưa đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của công tác xét nghiệm để chú trọng đầu tư phát triển nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, chất lượng trang thiết bị, máy móc xét nghiệm chưa được kiểm tra thường xuyên. Đặc biệt, người phụ trách phòng xét nghiệm ở tuyến tỉnh trở xuống cũng như cơ sở y tế tư nhân còn yếu về năng lực và trình độ chuyên môn.
Hiện nay, để giải quyết tình trạng trên, Bộ Y tế đang xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó có Quy chuẩn về phòng xét nghiệm và có lộ trình để tất cả các phòng xét nghiệm cận lâm sàng phải đạt quy định này.
Bộ cũng từng bước xây dựng hệ thống phòng xét nghiệm tham chiếu để tham gia thực hiện việc ngoại kiểm tra nhằm bảo đảm chất lượng của các phòng xét nghiệm, khẳng định chất lượng xét nghiệm của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đây cũng là cơ sở bảo đảm kết quả xét nghiệm của các phòng xét nghiệm được chuẩn hóa, có giá trị và độ tin cậy tương đương nhau.
Hiện thiết bị y tế có trên 80% phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong khi điều kiện được phép kinh doanh mặt hàng này lại rất lỏng lẻo. khi hồ sơ doanh nghiệp nộp lên, Bộ Y tế sẽ đối chiếu theo quy định, nếu thấy đầy đủ giấy tờ thì cấp phép cho nhập. Tuy nhiên, khi hàng chuyển về Việt Nam, đơn vị kiểm tra lô hàng có đúng như cấp phép hay không lại là hải quan. Bên cạnh đó, giấy phép nhập khẩu có thời hạn là một năm. Lợi dụng điều này, sau khi nhập một lô hàng về bán cho đơn vị khác, doanh nghiệp có thể giải thể và lập doanh nghiệp mới. Nếu lô hàng có vấn đề, cơ quan chức năng sẽ không tìm được công ty chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn