Đa số bệnh nhân khi nhập viện đều đã ở “thế đường cùng” cả về tình trạng sức khỏe lẫn điều kiện kinh tế (Ảnh minh họa)
Những danh nhân vĩ đại nói gì về ngành y?
Ngành y tế phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí
Tổng hội y học: Ngành y cần nhất nâng cao y đức
Vụ bằng giả lớn nhất ngành y từ trước đến nay
Rất “nóng”… đường dây nóng ngành Y tế
Nên tìm hiểu kinh tế của bệnh nhân
Giải thích về “thế đường cùng”, BS Trương Hữu Khanh cho biết, bệnh viện là nơi người dân không muốn đến nhưng sẽ phải đến, ngoại trừ việc đi sinh con. Tất cả bệnh nhân, đặc biệt là bệnh cấp tính hay bệnh nan y, đều không hề biết trước, họ không hề có sự chuẩn bị gì cả về tâm lý lẫn tài chính, do đó ngành y không thể dựa vào chuyện này để kiếm tiền.
Mặc dù thu nhập của nhân viên y tế còn thấp, bác sỹ chưa được trả lương hợp lý, nhà quản lý phải kiếm đủ nguồn thu để giữ chân nhân viên, nhưng theo BS Khanh quan trọng nhất vẫn là người làm nghề y phải luôn ghi nhớ câu: “Lương y như từ mẫu”.
Bài toán kinh tế bệnh viện luôn là vấn đề nan giải của các nhà quản lý. Ngoài ngân sách, bệnh viện cũng cần có nguồn thu và bác sỹ cũng cần phải sinh sống. Có thể tăng thu nhập cho nhân viên bằng cách tiết kiệm, tránh thất thoát, làm ngoài giờ, làm dịch vụ trong chừng mực có thể vừa phục vụ vừa tăng thu nhập. Ngoài ra, những bác sỹ giỏi cũng có thể có thêm thu nhập nhờ tài năng và công sức của mình.
Tuy nhiên, BS Khanh cho rằng, không thể vì tăng thu nhập của bản thân mà chỉ định xét nghiệm nhiều hơn, chỉ định mổ sớm hơn... Bác sỹ nên tìm hiểu người bệnh có khả năng chi trả hay không và không được ép bệnh nhân thực hiện dịch vụ để tăng thu nhập.
Chất lượng dịch vụ cũng đáng phải bàn
Bên cạnh bài toán kinh tế thì bài toán chất lượng dịch vụ, quá tải bệnh viện cũng là vấn đề đang rất khó giải quyết triệt để. Mặc dù thời gian qua ngành y tế đã tăng thêm số giường bệnh, mở rộng loại hình điều trị ngoại trú và triển khai một số mô hình dịch vụ mới trong khám chữa bệnh, nâng cấp cơ sở vật chất, cải tiến thủ tục hành chính...
Quá tải bệnh viện cũng là vấn đề đang rất khó giải quyết (Ảnh minh họa)
Nhiều bệnh viện, đặc biệt là tuyến Trung ương vẫn quá tải trầm trọng. Công suất sử dụng giường bệnh cao, người bệnh phải chờ đợi hàng giờ mới được khám chữa bệnh. Theo số liệu Báo cáo thống kê hoạt động bệnh viện các năm gần đây, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tại các tuyến tiếp tục gia tăng. Đặc biệt là sự bủng nổ người dân khám chữa bệnh tại các bệnh viện tư nhân.
Nguyên nhân của tình trạng quá tải bệnh viện là do đầu tư kết cấu hạ tầng bệnh viện chưa đáp ứng với nhu cầu và tốc độ phát triển dân số. Hai là năng lực về công tác khám chữa bệnh của tuyến dưới về chuyên môn và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Cơ chế tài chính và tác động không mong muốn của một số chính sách. Tiếp đến là tăng gánh nặng bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh và tâm lý lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến trên của người dân... Do đó, muốn làm giảm tình trạng quá tải ở bệnh viện, phải có các giải pháp đồng bộ và khắc phục các nguyên nhân cùng một lúc.
Hiện nay ngày càng có nhiều người Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh, BS Khanh chia sẻ, không thể trách người dân và cũng khó trách ngành y tế. Đây là một sự thật mà ngành y Việt Nam phải chấp nhận vì ngành đã không tạo đủ niềm tin và sự an tâm cho người bệnh. “Thật ra chuyên môn bác sỹ Việt Nam cũng không hề thua kém với bác sỹ nước ngoài. Nếu không gấp, người bệnh nên tìm hiểu khả năng chuyên môn của ngành y tế Việt Nam trước khi đưa ra quyết định”, BS Khanh nói.
Bình luận của bạn