Nốt trầm của ngành thực phẩm chức năng năm 2016

PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF)

AsiaCert và hành trình hơn nửa thập kỷ cấp chứng nhận GMP-TPCN

10 sự kiện nổi bật năm 2016 của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam

Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam và định hướng phát triển năm 2017

Giải pháp để nâng tầm thực phẩm chức năng Việt

Theo PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF), cho tới thời điểm hiện tại, toàn xã hội vẫn chưa thực sự Hiểu đúng - Làm đúng - Dùng đúng Thực phẩm chức năng (TPCN).

Hiểu đúng là hiểu được định nghĩa, phân loại, phân biệt tác dụng của TPCN.

Làm đúngsản xuất, kinh doanh, công bố và quảng cáo và quản lý phải đúng.

Dùng đúng là đúng đối tượng, liều lượng, thời gian và cách dùng.

Nhận thức về TPCN có tăng lên nhưng so với yêu cầu vẫn chưa đạt ở tất cả các đối tượng - kể cả người quản lý, sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. 

Mặc dù thị trường TPCN ngày càng bùng nổ mạnh mẽ, tuy nhiên khái niệm về TPCN đang còn rất mơ hồ do thiếu sự thống nhất rõ ràng. Sự thiếu định nghĩa chính xác, thống nhất và quy chế quản lý khác nhau, thiếu sự hòa hợp giữa các quốc gia và ngay tại Việt Nam chính là những yếu tố góp phần làm cho thị trường TPCN rối loạn. Đặc biệt ở Việt Nam - nơi mà hệ thống thể chế riêng cho ngành TPCN còn chưa hoàn chỉnh, năng lực của các cơ quan thực thi còn hạn chế.

Sở dĩ nói như vậy vì trên thế giới rất nhiều bộ luật về TPCN đã được ra đời. Năm 1991, Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới ban hành hệ thống quy chế để quản lý TPCN (functional food) và dược thực phẩm (nutraceutical). Ở Trung Quốc, Luật Thực phẩm và Vệ sinh được ban hành lần đầu vào năm 1995 quy định cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký các thực phẩm có tác dụng đối với sức khỏe (bao gồm thực phẩm chức năng và nutraceutical) là Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Quốc gia (State Food and Drug Administration: SFDA). Riêng ở Hoa Kỳ, TPCN được quản lý theo rất nhiều văn bản pháp luật.

Ở Việt Nam, thị trường TPCN phát triển rất mạnh mẽ, song đang phải đối mặt với việc mất kiểm soát sản xuất vì chưa có chuẩn mực rõ ràng, nhất là trong Thực hành tốt sản xuất Thực phẩm chức năng (GMP-HS). GMP-HS được coi là bàn đạp quan trọng giúp các sản phẩm TPCN do Việt Nam sản xuất tìm được thị trường quốc tế, đồng thời, cũng là một phần bắt buộc trong lộ trình Hòa hợp tiêu chuẩn về kỹ thuật trong khối ASEAN.

Cho tới nay, quy mô của phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh TPCN còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa đủ năng lực về khoa học và công nghệ. Không những vậy, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp (cả nhà sản xuất và kinh doanh) còn chưa cao.

Vì chưa đủ "biện pháp" (chính là những văn bản chuyên sâu vể quản lý TPCN) trừng trị những doanh nghiệp làm gian dối, nên thực trạng vi phạm trong ngành TPCN vẫn còn như: Sản xuất, kinh doanh TPCN không đúng chất lượng đã công bố; Quảng cáo TPCN sai sự thật; Cường điệu hóa, thần thánh hóa công dụng của TPCN; TPCN giả, nhái, không rõ nguồn gốc… Thực trạng này không những tạo nên sức ép lớn cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà còn khiến người dùng mất niềm tin vào TPCN.

PGS.TS Trần Đáng nhận định vẫn còn một số nguyên do kìm hãm ngành TPCN Việt Nam phát triển. Độc giả hãy đón đọc Tạp chí Thực phẩm chức năng (ấn phẩm in) số Xuân Đinh Dậu để có cái nhìn bao quát nhất.
Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý