Đơn vị sự nghiệp công lập đồng loạt xin tăng giá, phí
Tăng giá dịch vụ y tế: Người có thẻ bảo hiểm được lợi?
Giá dịch vụ y tế nhấp nhổm tăng
Điều chỉnh giá dịch vụ y tế: Người nghèo có bị ảnh hưởng?
"Công bằng" giá dịch vụ y tế giữa các vùng
"Công bằng" giá dịch vụ y tế giữa các vùng
Đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập đặc biệt lưu ý tới tự chủ trong lĩnh vực dịch vụ y tế và giáo dục. Thế là giá dịch vụ y tế và học phí “nhấp nhổm” tăng với mục tiêu để các đơn vị này có thể... tự chủ và để đảm bảo được chất lượng dịch vụ ngành y, ngành giáo dục.
Nhưng lĩnh vực y tế và giáo dục là một phần quan trọng trong chính sách an sinh, xã hội. Một sự thay đổi giá dịch vụ ngành y, ngành giáo dục có ảnh hưởng đến toàn bộ người dân. Rất nhiều người dân đang hàng ngày, hàng giờ phải lo lắng với cơm áo, gạo tiền giờ lại gánh thêm nỗi lo phí tăng, giá tăng...
Cơ quan chức năng thì bảo, giá tăng sẽ giúp tăng thu nhập cho nhân viên ngành y tế, giáo dục thì chất lượng dịch vụ của ngành y tế, ngành giáo dục sẽ được đảm bảo bởi nhân viên các ngành này sẽ hài lòng với thu nhập và có “tinh thần sợ mất việc”.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chuyện “hài lòng” với thu nhập mà không đi kèm với cơ chế đúng thì cũng chưa đảm bảo được chất lượng dịch vụ. Thử hỏi, lương trung bình ngành điện, ngành xăng dầu... có cao so với mức trung bình của xã hội không mà chất lượng dịch vụ vẫn bị phàn nàn!?
Câu chuyện tương tự cũng xảy ra với ngành y. Nhiều năm qua, các bệnh viện bắt đầu cho đưa vào khoa khám dịch vụ, giường dịch vụ, khám chữa bệnh theo yêu cầu... Nhưng thử hỏi những bệnh nhân khám dịch vụ và khám chữa bệnh theo yêu cầu đã thực sự hài lòng.
Cách đây không lâu, tôi bị sốt virus nên đến Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu của một bệnh viện công lớn. Thế mà tôi chỉ được nằm truyền xong 2 chai nước khá vội vã, lấy máu xét nghiệm. Bác sỹ nhanh chóng kết luận sốt virus và yêu cầu tôi nhận đống thuốc về nhà tự uống. Do khá mệt nên lúc đó chuyện “mua” phiếu khám và thuốc là do người nhà thực hiện theo đúng yêu cầu của bác sỹ.
Về đến nhà, tôi “tá hỏa” khi nhẩm tính tổng số tiền trong các hóa đơn đã lên đến hơn 5 triệu đồng và đơn thuốc chiếm tới hơn 1 nửa. Mà đa phần “thuốc” trong hóa đơn ấy hóa ra lại là thuốc bổ.
Mới đây, tôi được mục kích những hóa đơn tiền triệu tại một khoa khám dịch vụ của một bệnh viện tuyến trung ương. Suốt hơn 1 giờ tôi có mặt ở khu vực bán thuốc, các hóa đơn chủ yếu nằm trong khoảng 1 – 2 triệu đồng. Những bệnh nhân và người nhà bệnh nhân bị viêm tai, viêm họng, viêm xoang, chảy nước mũi... cứ phải méo mặt vì những hóa đơn thuốc.
Mà chất lượng tại khoa khám dịch vụ của bệnh viện này đã làm người dân hài lòng?
Xin thưa, bệnh nhân vẫn phải xếp hàng mua lượt khám, xếp hàng chờ đến lượt khám, xếp hàng làm các dịch vụ... rồi thậm chí là xếp hàng mua thuốc. Có những đơn thuốc, bệnh nhân biết là ra ngoài mua thuốc tương đương với giá “mềm” hơn nhưng cũng vẫn cắn răng mua tại bệnh viện để làm theo đúng yêu cầu của bác sỹ với hy vọng “làm thế mới khỏi”.
Giá dịch vụ y tê của các khoa dịch vụ, khám chữa bệnh theo yêu cầu.... đều đủ để bù đắp chi phí. Nhưng vì sao chất lượng của các đơn vị này vẫn không làm hài lòng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân?
Ừ thì chất lượng khá hơn là khám công lập!
Bình luận của bạn