Hà Nội, mùa… lắm những sắt rơi
Thanh sắt lại rơi ở công trường thi công đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Thanh dầm nặng hàng tấn ở công trường đường sắt rơi xuống đường
Cứu sống người bị cây sắt rơi xuyên hộp sọ 10 cm
Nhà thầu phụ bị cấm thi công một năm sau tai nạn rơi thép
Đến nhà máy sản xuất, công trường nào thì chúng ta cũng dễ bắt gặp câu khẩu hiệu: “Đã sản xuất thì phải an toàn”. Câu ấy suy rộng ra có nghĩa là: Đã (có nguy cơ) không an toàn thì không sản xuất.
Ấy thế mà không hiểu tại sao vẫn lắm tai nạn lao động đến thế!? Đặc biệt, sao lại lắm các tai nạn tại các công trường xây dựng những tuyến đường hiện đại, quan trọng đến thế!?
Tôi hỏi những người bạn của tôi thì có tới 70% số người đang đi dưới hoặc may mắn hơn là đi cắt qua những tuyến đường trên cao đang thi công tại Hà Nội đã bị “ảnh hưởng”, thậm chí là ảnh hưởng rất nặng bởi quá trình thi công những con đường trên cao ấy.
Cô bạn đồng nghiệp cùng tuổi cách đây vài năm khi còn đang mang bầu đứa con thứ 2 ở những tháng cuối đã bị ngã xe bởi đống cát sỏi mà công trình thi công đường cao tốc trên cao trót rót xuống đường. Trộm vía là cái xe bay vào gầm xe tải còn bạn tôi không sao.
Cũng trộm vía là các trường hợp còn lại mới chỉ bị “ảnh hưởng” bởi quá trình thi công nên họ vẫn còn cơ hội để ngồi kể lại các câu chuyện về đá rơi, sắt rơi, dây điện rơi… hay những viên sắt nóng hổi được những thợ hàn vô tư tác nghiệp cho bay xuống đường…
Tôi cũng từng bị một viên sỏi to bay trúng… mũ bảo hiểm. Ngẫm ra thì việc đội mũ bảo hiểm hóa ra không chỉ để phòng tai nạn giao thông mà còn phòng vật thể bay không xác định (lúc nào rơi). Thế nên, bạn đừng quên đội mũ bảo hiểm đấy nhé.
Quay trở lai câu chuyện, vì sao lắm vật thể bay không xác định (lúc nào rơi) đến vậy!? Tôi nhớ một thành phố đã chỉ đạo (chứ không chỉ nằm ở khẩu hiệu nữa) rằng kiên quyết không để công trình nào mất an toàn tiếp tục thi công. Chỉ 1 ngày sau chỉ đạo ấy, một cái cần cẩu “bay” xuống suýt đè bẹp 2 chiếc xe máy.
May mà không có thiệt hại về người! Nhưng liệu có may mắn mãi như thế!? Và có bao nhiêu người giống như trường hợp của người chủ 1 trong 2 chiếc xe máy kể trên đã ngại thông báo về trường hợp của mình với cơ quan chức năng mà coi nó như sự cố nhỏ nên chưa đươc mọi người biết đến!?
Được biết, học theo người Nhật, nhiều công trường Việt Nam đang treo biển: “Xin lỗi vì chúng tôi làm phiền bạn”.
Nhưng xin thưa, các công trường (kiểu này) đang không chỉ làm phiền đâu ạ.
Chính xác hơn là:
Các công trường này đang thử thách tinh thần người đi đường mỗi khi đi dưới hoặc đi cắt qua những tuyến đường trên cao đang thi công tại Hà Nội đấy!
Bình luận của bạn