Bệnh nhân Dương Châu Toàn ra đi khiến các bác sỹ cũng đau lòng, bất lực
Đứt dây chằng chéo trước: Khi nào cần phẫu thuật?
Bị viêm đường tiêu hóa có nên phẫu thuật?
Video: Phẫu thuật chuyển giới được thực hiện thế nào?
Chết vì suy gan do dùng hà thủ đô đỏ trị hói đầu sai cách
Sự bất lực của những người thầy thuốc
Nam bệnh nhân Dương Châu Toàn (27 tuổi, quê ở tỉnh Tây Ninh, tạm trú tại quận Tân Phú, TP.HCM) nhập viện với chấn thương rất bình thường sau tai nạn giao thông, không có yếu tố đe dọa đến tính mạng. Theo thông tin GS.TS Nguyễn Đức Công - Giám đốc bệnh viện Thống Nhất cho biết, bệnh nhân nhập viện ngày 18/1 với lý do, đau, mất vững khớp gối trái, vận động khó khăn sau khi té đập đầu gối xuống đường.
Kết quả MRI cộng hưởng từ ghi nhận, bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước của khớp gối trái, gãy mâm chày, phù nề mâm chày ngoài. Cùng ngày nhập viện, sau khi gây tê tủy sống, bệnh nhân đã được phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước và cắt lọc sụn chêm khớp gối trái. Ca phẫu thuật cho người bệnh đã được ê kíp các bác sỹ thực hiện thành công.
Những tưởng, sức khỏe của bệnh nhân sẽ nhanh chóng bình phục, nhưng bước vào giai đoạn hậu phẫu, chuyện chẳng lành đã xảy ra. “Khi đang được truyền nước, khoảng 2h sáng, ngày 19/1, do bệnh nhân quá đau nên bác sỹ đã tiêm thuốc giảm đau Mobic (15mg/lọ tiêm bắp thịt). Đây là loại thuốc chưa có ghi nhận nào về việc xảy ra dị ứng, tai biến nên y văn hoàn toàn không có chỉ định test trước khi tiêm.”, GS. Đức Công cho biết.
Tuy nhiên, 2 tiếng 30 phút sau tiêm, bệnh nhân đột ngột lên cơn gồng cứng, co giật, mạch chậm, huyết áp tụt. Ngay khi bệnh nhân gặp phải tình trạng trên, các bác sỹ đã tiến hành hội ý khẩn cấp đồng thời thu thập mọi thông tin về quy trình chăm sóc của nhân viên y tế, các dữ liệu ghi chép theo dõi lưu trữ trong bệnh án, kiểm tra tình trạng sử dụng thuốc… nhưng không ghi nhận dấu hiệu bất thường.
Ban Giám đốc Bệnh viện Thống nhất tiến hành trưng cầu ý kiến của các nhà chuyên môn đã và đang công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại Học Y Dược, và một bệnh viện quốc tế trong cuộc hội chẩn liên viện, nhưng vẫn không thể xác định được nguyên nhân dẫn tới sự nguy kịch của bệnh nhân.
Người đứng đầu bệnh viện Thống Nhất nghẹn ngào: “Còn nước còn tát, chúng tôi đã yêu cầu khoa Hồi sức sử dụng tất cả những phương tiện, vật tư y tế hiện đại nhất để cấp cứu, điều trị tích cực cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nỗ lực của chúng tôi đã không mang lại kết quả như mong đợi bởi sau đó bệnh nhân rơi vào hôn mê sâu, diễn tiến ngày càng xấu nên người nhà xin đưa về.”
Nguyên nhân tử vong sẽ là một bí ẩn?
Sau sự ra đi của bệnh nhân Dương Châu Toàn, Ban Giám đốc bệnh viện Thống Nhất đã thể hiện sự cầu thị của mình khi đứng ra nhận trách nhiệm về cái chết của bệnh nhân. “Sự cố xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi, người bệnh mất khi đang trong quá trình điều trị nên bệnh viện không có bất kỳ biện minh nào mà xin nhận hoàn toàn trách nhiệm về phần mình.” GS. Đức Công khẳng định.
Trước khi bước vào cuộc mổ, bệnh viện đã tiến hành điều tra bệnh sử và tầm soát bệnh liên quan, nhưng không ghi nhận tiền sử bệnh lý hoặc tình trạng dị ứng thuốc. GS. Đức Công đã loại trừ nguyên nhân người bệnh tử vong do sốc thuốc giảm đau. Ông cho biết: “Những bệnh nhân bị sốc phản vệ, thông thường gặp phải ngay sau khi được tiêm thuốc chỉ vài phút hoặc trong thời gian rất ngắn sau đó với các biểu hiện rét run, khó thở, nổi mẩn… nhưng bệnh nhân Toàn không ghi nhận các dấu hiệu này”.
Nhận định về các nguyên nhân dẫn đến tử vong ở người bệnh, GS. Đức Công cho hay: Mỗi năm bệnh viện Thống Nhất tiếp nhận khoảng 150 trường hợp cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch hoặc đã tử vong trên đường đến bệnh viện do bị hội chứng đột tử ban đêm (Brugada di truyền ở nam giới). Đây là chứng bệnh không có dấu hiệu báo trước nên không thể dự phòng.
Mặt khác, bệnh nhân sau mổ thường tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như: Đột tử do bệnh mạch vành, nhưng bệnh nhân Toàn thì khả năng rất ít; Sau mổ bệnh nhân có thể bị cục máu đông di chuyển lên phổi gây tắc động mạch phổi dẫn tới tử vong; Người bệnh nằm nhiều có thể gây rối loạn nhịp tim... Để có thể tiếp cận được nguyên nhân tử vong thì việc giải phẫu tử thi là phương pháp khả quan nhất. Tuy nhiên, bệnh nhân mất đã lâu và ngay từ đầu gia đình cũng muốn người thân được an nghỉ, họ đang quá đau buồn nên chúng tôi chưa dám đề cập tới.
Không kìm nén được xúc động, những giọt nước mắt của người đứng đầu Bệnh viện Thống Nhất đã lăn dài, ông sụt sùi bày tỏ: “Làm thầy thuốc, nhiệm vụ của chúng tôi là cứu người, sự ra đi của bệnh nhân Châu Toàn không chỉ là nỗi đau của gia đình và người thân mà còn là nỗi đau của cả tập thể Bệnh viện Thống Nhất. Bệnh viện mong gia đình, cộng đồng cảm thông, chia sẻ nỗi đau chung này.”
“Chúng tôi chỉ mong sớm tìm được nguyên nhân dẫn tới tử vong của người bệnh để có câu trả lời cho những thắc mắc từ gia đình và cộng đồng, nhưng thực tế việc tìm nguyên nhân là rất khó khăn và gần như vô vọng. Bệnh viện rất mong Bộ Y tế và các nhà chuyên môn hỗ trợ với hy vọng không chỉ có lời giải thích thỏa đáng cho gia đình mà còn mong muốn từ rủi ro của ca bệnh này, chúng tôi sẽ có được kinh nghiệm để chăm sóc, điều trị người bệnh tốt hơn, hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra”.
Trở về bệnh viện sau khi đến thắp nhang cho nam tiếp viên hàng không vắn số, PGS. Thượng Dũng cho biết: “Gia đình bệnh nhân không có ý muốn trách móc hoặc khởi kiện bệnh viện mà chỉ mong sớm biết nguyên nhân tử vong của con em họ. Mẹ và dì của người bệnh còn bày tỏ sự cảm ơn đến bệnh viện vì đã nỗ lực cứu chữa, chăm sóc cho Toàn. Mẹ bệnh nhân cũng cho biết, gia đình không có chủ trương đưa thông tin về cái chết của con bà lên các trang mạng xã hội. Bà cũng mong bạn bè, đồng nghiệp của Toàn sớm dừng các hành động trên để Toàn được an nghỉ.”
Đại diện bệnh viện cho biết thêm, để chia sẻ đau thương mất mát cùng gia đình, bệnh viện đã miễn hoàn toàn viện phí trong quá trình điều trị cho Dương Châu Toàn. Bệnh viện cũng đã chuyển lại toàn bộ số tiền gia đình đóng tạm ứng chi phí điều trị để gia đình lo hậu sự cho người quá cố.
Bình luận của bạn