Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp
Bệnh quai bị - Phòng ngừa thế nào?
Chích ngừa rồi vẫn lây quai bị?
Quai bị có gây vô sinh ở nữ giới?
Người bị quai bị nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Ban giám hiệu nhà trường cho biết sáng 28/11 nhiều học sinh đồng loạt nghỉ học không lý do. Hôm sau các em vẫn chưa đến lớp, nhà trường chủ động liên lạc thì được phụ huynh của 11 học sinh thông báo trẻ mắc bệnh quai bị. Đến ngày 29/11 thêm một học sinh lớp 3 có biểu hiện sốt, mệt, được chăm sóc y tế và về nhà.
Ngày 1/12 trường ghi nhận thêm 4 bé mắc quai bị, gồm 2 trẻ phát hiện tại nhà và 2 trẻ phát hiện bệnh ở trường. Trường đã phối hợp cùng y tế địa phương phun hóa chất khử khuẩn, tuyên truyền biện pháp phòng tránh nguy cơ lây nhiễm. Trường có 1.654 học sinh, trong đó 1.295 em học bán trú.
Theo ông Ngô Đức Hoàng - phụ trách y tế trường tiểu học Tân Xuân, trước năm 2015, học sinh trường được chích vaccine chương trình tiêm chủng mở rộng song mũi ngừa quai bị lại nằm trong chương trình vaccine dịch vụ, phụ huynh phải chủ động chích cho trẻ.
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính bùng phát vào mùa Đông khi trời trở lạnh, chủ yếu lây qua đường hô hấp. Bệnh thường rất dễ nhận biết với triệu chứng sưng đau vùng mang tai do viêm sưng tuyến nước bọt vùng mang tai. Trẻ có thể kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói.
Bệnh sẽ tự hết dần sau 5 - 7 ngày nếu không có biến chứng. Một số biến chứng có thể gặp là viêm màng não, viêm tụy cấp, viêm não, viêm cơ tim, viêm tinh hoàn ở bé trai với di chứng vô sinh hay viêm buồng trứng ở trẻ gái, thường xảy ra ở tuổi dậy thì (hơn 7 tuổi)... Phòng bệnh tốt nhất là chích ngừa quai bị cho trẻ.
Bình luận của bạn