- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bác sỹ Nguyễn Linh – Khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Có thai sau thai lưu: Đừng quá lo lắng!
Tinh trùng bị đứt gãy ADN có thể có con không?
Kháng phospholipid – nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp
Các xét nghiệm nhất định phải làm khi bị sảy thai liên tiếp
Đau xót khi sảy thai liên tiếp nhiều lần
Chị M.A. (27 tuổi, Hà Nội) kết hôn được 2 năm nhưng đã 3 lần sảy thai sớm (ở tuần thứ 7 và 8). Cả 3 lần, chị đều không hiểu vì sao mà thai nhi không có tim thai. Quá đau xót, vợ chồng chị lầm lũi đưa nhau đi bỏ thai hết lần này đến lần khác. Chờ đợi thêm nửa năm, chị M.A. cũng có thai lại. Sợ bị như những lần trước, chị xin nghỉ làm ở nhà để dưỡng thai, tránh đi lại, vận động mạnh. Hồi hộp chờ đến tuần thứ 7, thì thai nhi cũng có tim thai, nhưng chưa vội mừng đã thêm lo khi bác sỹ kết luận: “Tim thai rời rạc”!
Sau khi làm một loạt các xét nghiệm, nhận kết quả trên tay, tim chị như bị ai bóp nghẹt khi đọc dòng chữ: Antiphospholipid – hội chứng gây sảy thai liên tiếp.
Mặc dù đã được tiêm thuốc, đặt thuốc nhưng vì phát hiện muộn, cái thai của chị cũng lại mất tim thai ở tuần thứ 8.
Hội chứng antiphospholipid là gì?
Theo bác sỹ Nguyễn Linh, hội chứng antiphospholipid hay còn gọi là kháng phospholipid (AntiPhospholipid syndrome- APS) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai liên tiếp. Phụ nữ mắc hội chứng này sẽ bị các biến chứng thai kỳ (thai chậm tăng trưởng trong tử cung, tiền sản giật nặng, thai lưu hay sảy thai nhiều lần).
Hội chứng này được đề cập lần đầu năm 1983, là tình trạng tăng đông qua trung gian kháng thể có đặc trưng là huyết khối động mạch tái đi tái lại và/hoặc bệnh lý về thai kỳ với sự hiện diện của tự kháng thể kháng protein huyết tương gắn phospholipid, chủ yếu là một apolipoprotein huyết tương gọi là β2 glycoprotein I và prothrombin.
Thai phụ mắc antiphospholipid cần được chăm sóc đặc biệt
Hội chứng này được phát hiện khi được xét nghiệm các chỉ số: Antiphospholipid antibody: IgG và IgM, anticardiolipin antibody: IgG và IgM, Lupus anticoagulant antibody, anti β2 glycoprotein I.
Để tránh sảy thai/lưu thai trong lần có thai tiếp theo, người mắc hội chứng kháng phospholipid, ngoài những việc chuẩn bị cơ bản cho một thai kỳ khỏe mạnh, người phụ nữ cũng nên đi khám bác sỹ sản phụ khoa ngay để được tư vấn và hỗ trợ chăm sóc thai kỳ tốt. Bác sỹ có thể cho dùng Aspirin liều thấp (80- 100mg) hàng ngày.
Ngay khi có thai sau thai lưu, thai phụ cần đến gặp bác sỹ sản khoa để được tư vấn và hướng dẫn dùng thuốc. Bác sỹ có thể sẽ cho điều trị theo phác đồ Aspirin liều thấp, Heparin trọng lượng phân tử thấp.
Bên cạnh đó, tùy theo tình trạng của thai phụ và các bệnh lý khác kèm theo, bác sỹ có thể cho dùng thêm một số thuốc nội tiết để giữ thai, giảm co…
AN
Bác sĩ cho em hỏi là sau khi quan hệ tình dục không thâm nhập, tuy nhiên vẫn uống thuốc phòng tránh thai 72h, và sau 1 tuần có kì kinh nguyệt, em vẫn có thể dùng que thử thai và thứ chính xác được chứ , hay phải chờ qua kì kinh nguyệt 1 tuần nữa mới thử được ạ. Em cảm ơn !