- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Thai phụ nên tìm một bác sỹ sản phụ khoa để được tư vấn cụ thể, hỗ trợ chăm sóc thai kỳ tốt
Tinh trùng bị đứt gãy ADN có thể có con không?
Nhiễm virus Toxo – nguyên nhân sảy thai 3 tháng đầu
Kháng phospholipid – nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp
Muốn có thai sau khi sảy thai nhất định phải làm những điều này!
Để giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về thai lưu, chăm sóc phụ nữ mang thai sau thai lưu, Healthplus.vn đã có buổi trò chuyện với bác sỹ Nguyễn Linh – Khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội về vấn đề này.
Chào bác sỹ! Xin bác sỹ cho biết, có những nguyên nhân nào gây thai lưu?
Sảy thai/thai lưu là hiện tượng kết thúc thai nghén sớm trước tuần 22 hoặc cân nặng của thai chưa đạt 500gr. Sảy thai có hiện tượng đau bụng, thai bị đẩy ra khỏi buồng tử cung; Thai lưu không đau bụng, siêu âm thấy túi ối méo, không còn hoạt động của tim thai. Hơn 80% các trường hợp sảy thai xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ (trước tuần 12).
Có rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai/thai lưu. Có 3 nhóm nguyên nhân chính: Nguyên nhân do thai, nguyên nhân từ phía người mẹ và do tác động từ bên ngoài.
Bác sỹ Nguyễn Linh - Khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Bác sỹ có thể nói rõ hơn về 3 nhóm nguyên nhân chính gây thai lưu?
Nguyên nhân do thai chính là sự rối loạn nhiễm sắc thể, là do các bất thường di truyền của thai, chiếm 55% các trường hợp sảy thai sớm ở tuần đầu tiên của thai kỳ.
Nguyên nhân do mẹ bao gồm: Tử cung có vấn đề, bệnh lý toàn thân, vấn đề nội tiết. Tử cung của người mẹ bị u xơ to hoặc nhiều nhân xơ, tử cung kém phát triển, tử cung dị dạng (như tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, dính buồng tử cung không hoàn toàn, hở eo tử cung) có thể gây sảy thai liên tiếp…
Người mẹ bị bệnh lý toàn thân như nhiễm trùng cấp tính (thương hàn, sốt rét, giang mai, toxoplasma), hay bệnh rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, bất đồng nhóm máu mẹ con). Người mẹ mắc bệnh tự miễn (hội chứng Antiphospholipid) cũng là một trong những nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp. Nguyên nhân nội tiết cũng chiếm khoảng 8 - 12% các trường hợp sảy thai trong 3 tháng đầu, chủ yếu là giảm estrogen và/hoặc progesterone, bệnh cường giáp, thiểu năng tuyến giáp…
Tác động bên ngoài có thể gây sảy thai. Sang chấn mạnh một lần khó gây sảy thai hơn sang chấn nhẹ nhưng lặp lại. Sử dụng nhiều chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ sảy thai/lưu thai.
Tuy nhiên, hiện vẫn có khoảng 50% các trường hợp sảy thai không tìm được nguyên nhân.
Sau khi có thai, thai phụ cần giữ gìn như thế nào?
Nếu đã tìm được nguyên nhân gây thai lưu trước đó, thai phụ nên tìm một bác sỹ sản phụ khoa, bác sỹ sẽ tư vấn cụ thể để giữ thai theo từng nguyên nhân.
Bên cạnh đó, cơ thể của người mẹ khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục đều đặn cũng có tác dụng tăng cường lưu thông máu toàn cơ thể, tăng tưới máu nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn.
Ngoài ra, thai phụ cũng nên bổ sung sắt và acid folic cả trước khi có thai và trong suốt thai kỳ, đến sau khi sinh 3 tháng. Acid folic có vai trò quan trọng trong ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
Tuy vậy, quan trọng nhất vẫn là giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai. Nếu quá lo lắng, bất an, có thể, thai phụ có thể nói chuyện với bác sỹ tâm lý.
Nếu không tìm được nguyên nhân gây thai lưu, khi có thai tiếp, phải làm thế nào để tránh sảy thai?
Nếu nguyên nhân sảy thai không thể xác định được, thai phụ cũng không nên mất hy vọng. Thực tế có khoảng 70% phụ nữ sảy thai liên tiếp vẫn mang thai lại thành công.
Ngay khi thấy có thai lại, thai phụ không cần quá lo lắng, mà nên đến gặp bác sỹ sản khoa để được tư vấn cụ thể. Đối với bệnh nhân mới sảy thai một lần, tùy tình trạng của thai phụ và của thai, bác sỹ có thể tư vấn và điều trị như một lần có thai bình thường. Đối với sảy thai liên tiếp, hoặc tình trạng của mẹ có các yếu tố nguy cơ, tình trạng thai không tốt, bác sỹ sẽ có phác đồ điều trị tích cực.
Có thai sau thai lưu có cần kiêng cữ đặc biệt gì không?
Có thai sau thai lưu, thai phụ nên giữ cho bản thân luôn trong điều kiện an toàn, tránh va đập và chấn thương. Thai phụ cũng không nên lao động quá vất vả, hạn chế các công việc tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc môi trường làm việc nguy cơ cao. Kiêng sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích khác…
Trong mấy tháng đầu mang thai cũng nên cân nhắc việc quan hệ tình dục. Tốt nhất, thai phụ nên theo tư vấn của bác sỹ sản khoa tùy theo tình trạng của mẹ và thai nhi, không phải trường hợp nào cũng phải kiêng hoàn toàn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc vợ chồng.
Xin cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bác sỹ!
Bình luận của bạn